Saturday 14 August 2021

BÀI TẬP PHÂN LOẠI CƠN ĐỘNG KINH THEO PHÂN LOẠI ILAE 2017

 Trước khi đọc tiếp bài dưới, xin quý độc giả đọc kĩ hướng dẫn phân loại mới của ILAE 2017.

Bản tiếng Việt: https://www.ilae.org/files/dmfile/OperationalClassification-InstructionManual-VIETNAMESE.pdf

Bài tập 1: BN có cơn động kinh bắt đầu với việc thình lình mất khả năng trong việc hiểu ngôn ngữ, theo sau đó là suy giảm nhận thức và co giật cánh tay trái

→  “cơn cục bộ nhận thức suy giảm ý thức (khởi phát không vận động)” tiến triển thành cơn giật tay trái. Ở đây mình nghĩ tất cả các chuỗi sự kiện trên quy thành 1 cơn, vì nó xảy ra liên tục, và đặc biệt nếu có tính định hình (lần tiếp theo xảy ra cơn có đặc tính giống vậy)
Bài tập 2: BN cơn động kinh với cảm giác sợ và có mất ý thức. Bệnh nhân hồi phục và 30 phút sau có một cơn tê tay phải nhưng tỉnh hoàn toàn
→ gợi ý nghĩ nhiều đến 2 cơn - cơn đầu tiên là cơn cục bộ cảm xúc suy giảm ý thức (focal impaired awareness emotional seizure) và cơn thứ hai là cơn cục bộ cảm giác còn ý thức (focal aware sensory seizure)
Bài tập 3: A 32 year-old man begins to blurt out repetitive phrases, such as “help me, help me” and then forcibly turns to the right, followed by stiffening of the right arm. He has no awareness or memory of the seizure. Không ghi nhận cảm xúc sợ hãi hay cảm xúc kì lạ nào trước khi kêu help me.
→ Cơn khởi phát cục bộ kiểu vận động tự động (automatism), suy giảm ý thức, kèm cơn co cứng (tonic) theo sau.
Bài tập 4: Nữ 33 tuổi, có cảm giác hoảng loạn đột ngột kéo dài khoảng 30s, mà cô nhớ lại rất rõ lúc đó. EEG có left temporal spikes
→ Cơn cảm xúc cục bộ còn ý thức.

Bài tập 5: Nam 62 tuổi, đk cơn đầu. Vợ BN lúc đó ở phòng bên cạnh đột ngột nghe tiếng thét và một cái “huỵch”, lúc bà ta chạy sang thì thấy ông chồng gồng cứng 2 tay 2 chân, sau đó bắt đầu giật 2 tay 2 chân trong 2 phút. Ông chồng sau tỉnh thì nói không nhớ tí gì về thời điểm trước hoặc trong lúc xảy ra biến cố

→ Cơn động kinh không rõ khởi phát, biểu hiện vận động kiểu co cứng co giật
Bài tập 6: Bn nữ trẻ đột nhiên lên cơn hưng cảm không phù hợp, sau đó mất ý thức, rồi gồng-giật hai bên và té xuống đất kèm tiểu tiện không tự chủ và cắn lưỡi
→ cơn cảm xúc cục bộ chuyển thành cơn co cứng co giật hai bên.
Lưu ý: nếu ca này không có tiến triển gồng - giật hai bên, thì nó sẽ được xếp là “cơn cảm xúc cục bộ suy giảm ý thức”. Do cơn cục bộ thành 2 bên khá thường gặp và quan trọng, nên khi đã xếp “cơn cục bộ thành … 2 bên” thì thường không cần đề cập đến các đặc tính khác như cảm xúc, còn hay mất ý thức...
Bài tập 7: BN đang có các cơn cử động giật ngắn ở mặt, đầu và tay, diễn ra nối tiếp nhau. Giật xr ở cả 2 bên, thời gian ngắn, nhìn chung bất đối xứng. EEG có generalized spike-wave discharge
→ cơn toàn thể biển hiện giật cơ (myoclonic), hay ‘cơn myoclonic toàn thể’. Thường các cơn này ít hơn một giây, nhưng tình trạng diễn ra liên tiếp này gợi ý ta nghĩ đến trạng thái động kinh myoclonic.

ge