Friday 11 May 2018

NHIỄM ĐỘC RƯỢU

1. Đại cương:
Ngộ độc rượu là một tình trạng nghiêm trọng và có thể gây chết người - hậu quả của lượng rượu tiêu thụ lớn trong một thời gian ngắn. Uống quá nhiều, quá nhanh có thể ảnh hưởng đến hô hấp, nhịp tim và có khả năng dẫn đến hôn mê và tử vong.
Uống nhanh chóng hoặc nhiều đồ uống trong một ngày là nguyên nhân chính của ngộ độc rượu. Ngộ độc rượu cũng có thể xảy ra khi vô tình ăn sản phẩm gia dụng có chứa rượu. Hầu hết các trường hợp ngộ độc rượu là do uống quá nhiều đồ uống có cồn, đặc biệt là trong một thời gian ngắn.
Một người bị ngộ độc rượu cần có nhu cầu chăm sóc y tế ngay lập tức. Nếu nghi ngờ ai đó đã bị ngộ độc rượu, hãy cấp cứu y tế.
Điều trị bao gồm việc cung cấp hỗ trợ thở và dịch truyền tĩnh mạch cho đến khi hoàn toàn loại bỏ rượu khỏi cơ thể.

Rượu có trong nhiều hình thức, bao gồm:
- Isopropyl, Được tìm thấy trong rượu xát, sữa và một số sản phẩm tẩy rửa.
- Methanol, một thành phần phổ biến trong các chất chống đông, sơn và dung môi.
- Ethanol, tìm thấy trong đồ uống có cồn, nước súc miệng và một số thuốc.

Trong rượu bia, ngoài ethanol còn có các chất cùng loại, được thêm vào để tác động lên vị bia rượu, bao gồm methanol, butanol, alcetaldehyde, histamine, tannin, sắt và chì. Do đó, ngộ độc rượu không chỉ ngộ độc ethanol, nhưng còn có thể do ngộ độc methanol.

Một đơn vị rượu theo tiêu chuẩn (standard drink) là khoảng 14g cồn nguyên chất, tương đương 340 mL (12 oz) bia (độ cồn 5%), 115 mL (4 oz) rượu không nâng độ, và 43 mL (1.5 oz = 1 shot) của thức uống có độ cồn 40% (ví dụ whisky).

2. Sự hấp thu và các tác động của rượu lên cơ thể:
Cồn sau khi uống được hấp thu qua niêm mạc đường tiêu hóa: một lượng nhỏ ở miệng, thực quản, dạ dày và đại tràng và 1 lượng lớn (chủ yếu) ở đoạn gần ruột non. Ethanol có thể phân bố khắp cơ thể, ảnh hưởng hầu hết mọi cơ quan và thay đổi gần như mọi tiến trình chuyển hóa neuron ở não.
Tốc độ hấp thu gia tăng khi: tống thoát dạ dày nhanh, không có protein/CHO/chất béo. Tuy nhiên cần chú ý rằng nồng độ cồn có mối tương quan kém với tình trạng ngộ độc.

Về các tác động cấp tính của rượu, những thay đổi hành vi, nhận thức, tâm thần vận động xảy ra khi nồng độ đạt 0.02–0.04 g/dL (tức là ngay sau khi uống 1-2 đơn vị rượu)
H1. Quá trình chuyển hóa cồn

H2. Đáp ứng với sự đói và ethanol lên quá trình đường phân
Ethanol làm hạ  đường huyết (do ức chế tân tạo glucose-H2) → tăng nồng độ Lactate. Rượu cũng gây nhiễm toan ketone do rượu (giảm oxy hóa acid béo, kèm ăn kém, nôn ói nhiều), dễ lầm với DKA. Như vậy ở người nghiện rượu, sẽ vừa tăng ketone mà vừa tăng lactate → tăng anion gap và tăng tỉ lệ β-hydroxybutyrate/lactate

Rượu ảnh hưởng hầu hết mọi hệ thống neurotransmitter ở não, như tăng hoạt GABA và tăng mật độ thu thể GABAA (chống co giật, chống bồn chồn, gây ngủ, giãn cơ) → khi cai rượu đột ngột, BN sẽ bị giảm sút các hoạt tính liên quan GABA; còn khi ngộ độc rượu, 1 lượng lớn GABA sẽ bị phóng thích ra → giải thích được các triệu chưng liên quan. (cơ chế triệu chứng trong 2 truòng hợp ngộ độc và cai rượu còn được giải thích bởi sự giảm/tăng cường hoạt động của hệ thụ thể NDMA)

Rượu làm gia tăng cấp tính nồng độ dopamine ở ventral tegmentum, đồng thời làm tăng nồng độ các “stress hormones” (cortisol, ACTH), tăng nồng độ beta-endorphine → khi ngộ độc/hoặc uống rượu có cảm giác “thưởng”, khi không uống rơi vào suy sụp trầm cảm.

Rượu ức chế trung tâm hô hấp → ngừng chức năng hô hấp tuần hoàn, hạ thân nhiệt. Methanol: Gây ức chê CNS dạng ethanol và tăng ALTT huyết thanh, hình thành Acid Formic gây Toan chuyển hóa có tăng Anion gap.
Hội chứng cai rượu xảy ra khi nồng độ cồn trong máu giảm nhanh đột ngột sau khi ngưng uống ở một người thường xuyên dùng rượu trong thời gian dài, hội chứng này rầm rộ nhát vào 5 ngày cai rượu đầu tiên và một số triệu chứng (bứt rứt, rối loạn giấc ngủ) có thể mất 4-6 tháng để thuyên giảm.
Vể mặt dinh dưỡng, rượu cũng cung cấp calories nhưng là một dạng thực phẩm năng lượng rỗng, chưa kể còn ức chế sự hấp thu 1 số vitamin quan trọng. ở một người nghiện rượu, thường sẽ thiếu hụt: Thiamine, Niacine, Folate (B1, B3, B12), vitamin A (ức chê hấp thu tại ruột non), glycogen, Magiê, Kali.
3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ ngộ độc rượu:
Tác động cấp tính của rượu phụ thuộc vào: liều, tốc độ gia tăng trong huyết tương, sự xuất hiện đồng thời của các thuốc khác, kinh nghiệm quá khứ với rượu. ⇒ Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc rượu, bao gồm:
- Tuổi. Trẻ thiếu niên và sinh viên đại học có nhiều khả năng uống, và bởi vì nhiều người lần đầu hoặc người uống thiếu kinh nghiệm, họ đang đặc biệt dễ bị ảnh hưởng của rượu. Tuy nhiên, trái với niềm tin phổ biến, đa số tử vong do ngộ độc rượu xảy ra ở những người độ tuổi 45 - 54.
- Giới tính. Theo truyền thống, trẻ em trai và đàn ông nhiều khả năng có ngộ độc rượu hơn em gái và phụ nữ. Trong những năm gần đây, tuy nhiên, khoảng cách đã thu hẹp. Ngày càng có nhiều phụ nữ uống hơn trong quá khứ, và nhiều hơn nữa là say rượu. Phụ nữ cũng dễ bị ảnh hưởng của rượu nói chung bởi vì họ sản xuất ít hơn một loại enzyme làm chậm sự hấp thu của rượu trong dạ dày.
- Trọng lượng. Cơ thể nhỏ hơn, hấp thụ rượu nhanh hơn, làm cho dễ bị ngộ độc rượu.
- Sức khỏe tổng thể. Có vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tim hoặc tiểu đường, làm cho dễ bị các tác hại của rượu.
- Trạng thái dạ dày. Có thức ăn trong dạ dày làm rượu hấp thu vào máu chậm hơn nhưng không ngăn cản rượu xâm nhập vào máu.
- Việc sử dụng ma túy. Kết hợp rượu với các thuốc khác, bao gồm cả một số thuốc theo toa.
4. Biểu hiện lâm sàng:
Ngộ độc rượu cấp tính:
• Nói líu lưỡi/líu ríu, suy nhược thần kinh trung ương, giải ức chế, mất vận động phối hợp
• nystagmus, nhìn đôi, loạn vận ngôn, thất điều có thể tiến triển thành hôn mê
• tụt HA (giãn mạch ngoại biên)
• Nếu BN trơ người ("như 1 khúc gỗ") thì phải rule out
   ■ chấn thương đầu/ xuất huyết nội sọ
   ■ dùng thuốc trầm cảm/ các loại thuốc cấm, hoặc phơi nhiễm với rượu chứa chất độc
(trường hợp kể sau thường kèm với suy hệ hô hấp/ tim mạch)
   ■ tụt đường huyết (do đó cần được bấm đo đường huyết tại giường)
   ■ bệnh não gan: thường có lú lẫn, thay đổi mức độ nhận thức, hôn mê, kèm với các yếu tố khởi phát (XHTH, nhiễm trùng, hạ Kali máu, ăn nhiều protein, táo bón)
   ■ Bệnh não Wernicke (thất điều, liệt mắt, sảng)
   ■ giai đoạn hậu đột quị, đột quị vùng nền.

 Các dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc methanol gồm:
- Các triệu chứng ngộ độc giống ethanol
- Buồn nôn, ói mửa.
- Tăng osmol gap, TCH co tăng AG
- Bất thường thị giác (u ám, các chấm, mù) hay võng mạc (phù, tăng nôn)
- Động kinh. Hôn mê
- Thở chậm (ít hơn tám hơi thở một phút), không thường xuyên hít thở.
- Suy tim mạch: da xanh, thân nhiệt thấp.


.
Các cận lâm  sàng cần được thực hiện:
- XN máu đo nồng độ cồn trong máu.
- Đường huyết.
- Đánh giá CN gan, thận.
- Tùy theo triệu chứng lâm sàng của BN, có thể đề nghị nhiều xét nghiệm khác nữa để loại trừ các chẩn đoán phân biệt, tầm soát các độc chất khác kèm theo, hoặc để đánh giá các biến chứng của ngộ độc rượu (bệnh não gan, xơ gan cổ trướng, suy dinh dưỡng, thiếu Vitamin B1, nhiễm trùng,...)

Các biến chứng của ngộ độc rượu cấp tinh:
- Ói mửa do kích thích dạ dày; xuất huyết tiêu hóa trên do loét và/hoặc do Mallory-Weiss.
-  Viêm phổi hít, suy hô hấp do sặc/hít phải chất nôn.
- Suy gan cấp
- Tổn thương não không thể hồi phục
5. Cho mọi người tham khảo: 
LÀM GÌ KHI CÓ NGƯỜI NGỘ ĐỘC RƯỢUTrong trường hợp khẩn cấp, hãy làm theo các gợi ý:
- Nếu một người bất tỉnh, Thở yếu, < 8 lần/phút hoặc nôn liên tục không kiểm soát được, hãy gọi 115 ngay hoặc chở họ đến bệnh viện. Hãy ghi nhớ rằng ngay cả khi một người nào đó bất tỉnh hoặc đã ngừng uống, rượu vẫn còn đang tiếp tục phát tán trong máu và nồng độ cồn trong cơ thể tiếp tục tăng. Không bao giờ giả định rằng một người  ngộ độc rượu "ngủ yên bớt quậy" là họ đang "thuyên giảm".
- Hãy sẵn sàng để cung cấp thông tin bạn biết được. Nếu biết, hãy chắc chắn để nói với nhân viên cấp cứu bệnh viện về các loại rượu uống, số lượng và bắt đầu uống lúc mấy giờ, có sử dụng hóa chất gì kèm theo hay không.
- Không để một người bất tỉnh ở một mình. Trong khi chờ đợi để được giúp đỡ, không cố gắng để làm cho họ nôn vì người đã bị ngộ độc rượu giảm phản xạ nên có thể sặc chất nôn của chính họ hoặc vô tình hít chất nôn vào phổi, mà có thể gây ra viêm phổi gây tử vong.


PHÒNG CHỐNG
- Tiêu thụ đồ uống có cồn vừa phải. Hầu hết các bác sĩ khuyên nên nữ không uống quá 01 đơn vị rượu/ngày và nam không quá 02 đơn vị rượu/ngày. Khi uống, hãy uống chậm.
- Giao tiếp với thanh thiếu niên. Nói chuyện với chúng về sự nguy hiểm của rượu. Say rượu tăng trong thời niên thiếu và thường là đỉnh trong độ tuổi từ 18 và 22, giảm sau đó. Bằng chứng cho thấy rằng trẻ em có cảnh báo về rượu của cha mẹ và những người quan hệ gần gũi với cha mẹ của họ ít có khả năng bắt đầu uống.
- Lưu trữ một cách an toàn. Nếu có con nhỏ ở nhà, cửa hàng rượu có chứa sản phẩm, bao gồm cả mỹ phẩm và thuốc men, để ngoài tầm tay của trẻ em. 
- Nhận chăm sóc tiếp theo. Nếu đã được điều trị ngộ độc rượu, nhớ hỏi về việc chăm sóc tiếp theo. Gặp gỡ với một nhân viên y tế hoặc nhân viên tư vấn có thể giúp sắp xếp thông qua các vấn đề có thể dẫn đến uống và hành vi nguy hiểm khác. Giúp đỡ này có sẵn nhưng thường không được cung cấp.

6. Điều trị:
Điều trị ngộ độc methanol cấp:
- Hút dịch dạ dày
- Sodium bicarbonate chỉnh toan máu
- Acid folinic hoặc folate liều cao để kích thích chuyển hóa
- Fomepizole điều trị toan máu có tăng anion gap, tr/c thị giác, hoặc khi nồng độ methanol >6 mmol/L (20 mg/dL)
- Thẩm tách máu nếu toan máu tăng anion gap kéo dài kháng trị, kém đáp ứng trên ls, hoặc suy thận. Thẩm tách máu đặc biệt hiệu quả để loại bỏ methanol khỏi cơ thể và rút ngắn khoảng thời gian điều trị khi nồng độ methanol > 15 mmol/L (50 mg/dL) 
Điều trị HC cai rượu:
 • đề phòng các dấu hiệu cảnh báo
• điều trị 
■ diazepam 10-20 mg IV/PO hoặc lorazepam 2-4 mg IV/PO mỗi 1h tới khi tinh thần ổn định
◆ tần suất dùng thuốc có thể phải tăng tùy theo đáp ứng lâm sàng
■ đánh giá thang điểm CIWA và cho benzodiazepines như trên tới khi CIWA <10 điểm
■ thiamine 100 mg IM/IV, duy trì 50-100 mg/ngày
■ magnesium sulfate 4 g IV 1-2 h (nếu hạ Magiê máu)
■ NV chuyển khoa nội tiêu hóa- gan mật khi BN sảng rượu hoặc co giật nhiều cơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.
Schuckit MA. Chapter 147. Alcohol and Alcoholism. In: Kasper DL, editor. Harrison’s principles of internal medicine. 19th edition. New York: McGraw Hill Education; 2015. p. 2723–8.
2.
Kim J, Mukovozov I, editors. Emergency Medicine: Alcohol Related Emergencies. In: Essential Med Notes 2017 Comprehensive Medical Reference & Review for USMLE II and Mccqe 1. 33th ed. Thieme Medical Pub; 2017. p. 231–2.
3.   Ngộ độc rượu: dấu hiệu triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán điều trị [Internet]. [cited 2018 May 11]. Available from: https://www.dieutri.vn/ngodoc/ngo-doc-ruou/
 

No comments:

Post a Comment