Sunday 1 January 2017

TIẾP CẬN NGUYÊN NHÂN TIỂU MÁU

TIỂU MÁU ĐẠI THỂ
_ Cần chú ý rằng tiểu máu trên 1 bn nam >40 tuổi phải nghĩ nhiều đến ung thư bàng quang cho đến khi có bằng chứng ngược lại.

Có ít nhất 2 cách tiếp cận NGUYÊN NHÂN tiểu máu, xin đưa ra như sau
Cách 1. Tiếp cận dựa vào tuổi và dấu hiệu lâm sàng

Bảng 1 giúp chúng ta khoang vùng những bệnh hay gặp nhất trong một lứa tuổi, để từ đó ta nghĩ đén việc chẩn đoán (xác định hoặc loại trừ) những bệnh đó trước.
Bên cạnh đó, bảng 2 đưa ra cách để từ khai thác lâm sàng ta nghĩ nó thuộc type nào nhiều nhất, đồng thời gợi lại cho ta những câu hỏi ta phải nghĩ đến khi nghi nó nằm trong 1 trong những cột dọc.
   Ví dụ: nêu tiểu máu giả, ta có thể loại trừ bằng cách hỏi về tình trạng kinh nguyệt, các thực phẩm và thuốc sd gần đây,.. Nếu thuốc bảng viem nhiễm, hỏi các dâu hiệu toàn thân như sốt, mệt mỏi, các dấu hiệu từ ổ nhiễm trùng nơi khác... về mặt cấu trúc, thì có thể hỏi về tình trạng tiểu khó, tiểu ít, tiểu gấp, tiểu đêm...
Cách 2. Tiếp cận dựa vào Dipstick và soi cặn lắng nước tiểu.
thật ra tiếp cận từ lâm sàng rồi gợi ý cân lâm sàng là qui trình chính. Việc đưa ra tiếp cận dựa vào cls trước thực ra chỉ là một bước trong biện luận cls, như là một cái check lại lần hai của cách 1 (vậy tại sao lại chia 2 "cách"? vì mình đang nói đén cách chia NGUYÊN NHÂN tiểu máu)
Sau quay li tâm, ta được hai phần, lớp dịch phía trên và cặn lắng phía dưới.
   Nếu cặn lắng đỏ thì đó là tiểu máu thực sự.
   Nếu phần dịch bên trên đỏ mà không có cặn lắng đỏ phía dưới, thì coi chừng là tiểu hemeglobin hoặc tiểu myoglobin hoặc giả tiểu máu. Khi đó dùng Dipstick kiểm tra Heme, nếu có thì là tiểu Hgb hoặc Mgb. (-) là giả tiểu máu.
Như vậy, ta tiến hành theo các bước
   B1. Dipstick có (+) không?
   B2. Soi nước tiểu bằng KHV có thấy hồng cầu không?
Nếu không, thì là tiểu Hgb hoặc Mgb
Nếu có, ta qua b3
   B3. Có HC biến dạng hay trụ HC gì hay không?
Nếu có, thì đó là dấu chỉ cho bệnh cầu thận nguyên phát [1] hoặc thứ phát [2].
Nếu đều k có cả hai, cho phép nghĩ đến những nguyên nhân khác cầu thận (bao gồm do Huyết học, Thận kẽ, Bệnh đường niệu-bpsd)
   B4. Có kèm trụ Bạch cầu không?
Nếu chỉ có HC, phần lớn là do nguyên nhân huyết học, tức:
    + Bệnh hồng cầu hình liềm, Scurvy.
    + Bệnh lý đông máu: Hemophilia, purpura.
    + Thuốc kháng đông
Nếu có cả HC bình thường lẫn trụ BC, có thể đó là bệnh thận kẽ
Nếu có HC bt và BC hình dạng bt, nghĩ nhiều đến nguyên nhân từ đường tiểu dưới-cơ quan sd:
    * Sỏi kẹt, khối chèn ép, chấn thương
    * Tăng sản (niệu đạo, tuyến tiền liệt)  (BPH cũng có thể gây tiểu máu dù hiếm)
    * Viêm nhiễm (niệu đạo, TLT)
-----------------------------------------------------------------------
_ Cần lưu ý kết hợp cả hai cách trên
_ lâm sàng về tiếu máu: chú ý thêm nghiệm pháp 2 ly và tiền sử điều trị ngoại khoa, nhiễm trùng, thuốc.
_ [1]: bệnh cầu thận tăng sinh màng, ... hậu nhiễm liên trùng, ... tiến triển nhanh, thận kẽ, hoại tử nhú, bệnh thận IgA
- [2]: do nhiễm trùng (viêm đài bể thận); di truyền (Alport, PCKD); Mô Lien kết (Goodpasture's, Lupus ban đỏ hệ thống)

No comments:

Post a Comment