Sunday 15 January 2017

KHÁM CƠ QUAN SINH DỤC NAM

NGUỒN: Browse's Introduction to the Symptoms and Signs of Surgical Disease



Luôn nhớ phải mang gant và khám thật nhẹ nhàng, nhất là khi tinh hoàn đau khi ấn.
DƯƠNG VẬT:
   Nhìn:
      Kích thước, hình dạng.
      Màu sắc da, da qui dầu còn hay mất, sẹo?
      Vị trí và sự mở ra của lỗ sáo
   Sờ:
      Khám cấu trúc thân dương vật và toàn bộ chiều dài niệu đạo, xuống dưới màng sàn chậu.
      Yêu cầu bệnh nhân kéo bao qui đầu xuống để kiểm tra bề mặt phía trong của da,phần qui đầu dương vật và lỗ sáo.
      Đối với trẻ, vùng da trước dính chặt vào qui đầu dương vật với chỉ một lỗ mở nhỏ, nên đừng cố kéo vùng da trước của một thằng nhỏ từ 4 tuổi xuống.
Hẹp bao qui đầu là sự hẹp lại của vành ngoài da qui đầu, điều này ngăn sự kéo ngược da qui đầu lại. Điều này xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Vùng da bìu
Da bìu thường nhăn nheo và khá di động. Nếu nó tấy đỏ, buộc chặt hay cố định, có thể có một bất thường ẩn sâu bên trong. Đừng quên rằng những tình trạng ảnh hưởng lên vùng da có lông trên bất cứ phần nào của cơ thể - nang mồ hôi, nang lông nhiễm trùng hay ung thư TB biểu mô dẹt- cũng có thể ảnh hưởng ở vùng da bìu.
Nhớ rằng da bìu có mặt sau và trước, và đừng bao giờ quên khám mặt sau của nó.
Tìm và mô tả các sang thương nếu có.

Mật độ và phần chứa trong da bìu
Hình dạng da bìu và vị trí của tinh hoàn trong nó có thể chỉ được quan sát hợp lý khi bệnh nhân đứng, nhưng sẽ thoải mái hơn cho BN và sinh viên thực tập khi tiến hành thăm khám phần lớn vùng này khi BN nằm ngửa.
Nhìn
Chú ý kích thước, hình dạng (bất đối xứng, nổi ban đỏ, chỗ dò hay sẹo).
Sờ
_ Kĩ thuật: Ngón trỏ phía sau da bìu, ngón cái phía trước, tìm hai tinh hoàn và bất kì khối nào khác. Đừng bóp lại, nhưng hãy trượt tay từ bên này qua bên kia để cảm nhận bề mặt và hình dạng. Nếu bạn k chắc cái mình đang cảm nhận là tinh hoàn hay cái gì khác, hãy hỏi BN- tinh hoàn có sự cảm nhận độc đáo.
_ Xác định vị trí và bản chất của thân tinh hoàn, mào tinh và thừng tinh.
_ Khi thấy một khối khác tinh hoàn:
   + Có sờ được hết các bờ của nó không? (Nó có bị da bìu giam giữ không)
   + Có thấu quang không?
   + Có cảm giác như bị đẩy ra thêm/ nở ra khi BN ho không?
   + Có tách biệt với thân tinh hoàn không?
_ Kiến thức về giải phãu học và bệnh học về các bệnh liên quan đến phần sd ngoài này (nhất là dẫn lưu bạch huyết) sẽ đem đến một chẩn đoán lấm sàng chính xác trong hầu hết các cases.

VỀ XOẮN TINH HOÀN
Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, và thường có hai type riêng biệt  - xoắn trong màng tinh và xoắn ngoài màng tinh,

Xoắn trong màng tinh. Tinh hoàn tự xoắn nằm trong màng tinh. Đây là type thường gặp nhất, dẫn đến bất thường dạng "quả lắc chuông" trong đó tinh hoàn nằm ngang
Xoắn ngoài màng tinh. Tinh hoàn cùng màng tinh xoắn quanh thừng tinh. Hiếm thấy ở nhũ nhi và trẻ em.
Bất thường về giải phẫu học cho phép xoắn luôn xảy ra ở cả hai bên.
Tình trạng này thường tự tháo lui hay tiến triển thành nhồi máu tinh hoàn.
  Bệnh sử:
Tuổi. thường từ 14-16 tuổi, nhưng có thể trẻ hơn khi nguyên do là do bẩm sinh, thậm chí có khi mới còn là đứa bé trong cung lòng người mẹ. Không thường thấy ở nam 25 tuổi trở lên.
TCCN. Tr/c ban đầu là đau dữ dội đột ngột ở tinh hoàn, thường kém định khu, có thể lan qua hạ vị, háng hoặc thắt lưng, hoặc thậm chí chỉ thấy đau ở những vùng này. Kèm buồn nôn, nôn ói. Ở trẻ có thể thấy bứt rứt, không ngủ yên, bỏ bú, bỏ ăn.
Các cơn đau trước. BN có thể đã từng có những cơn đau nhẹ tương tự mà chúng tự thoái lui, hoặc một cơn đau ở tinh hoàn bên kia làm BN phải NV phẫu thuật. Sự xoắn tái lại có thể xảy ra nếu tinh hoàn k đc cố định hợp lý.
Nguyên do. Thường xảy ra cách tự phát, vào những giờ đầu tiên của buổi sáng. Một số ít xảy ra do chấn thương.
  Khám LS
Vị trí. Khối căng phồng giới hạn trong da bìu. Bên bị xoắn nằm cao hơn bên bt. Đây là tr/c thực thể quan trọng nhất.
Màu sắc da bìu. Có thể tấy đỏ kèm phù. Dù điều này cũng gặp trong viêm tinh hoàn-mào tinh, nhưng k có nghĩa là được phép loại trừ xoắn tinh hoàn.
Nhiệt độ. Có thể ấm lên nếu da bị tấy đỏ và sung huyết.
Ấn đau. Tinh hoàn ấn đau 1 cách tinh tế, làm cho việc sờ tinh hoàn rất khó khăn. 
Hình dạng. Toàn bộ tinh hoàn sưng to, và khó phân biệt viền ngoài là mào tinh với thân tinh hoàn.
Bề mặt. Bề mặt tinh hoàn trơn láng, nhưng có thể không sờ được do có tràn dịch tinh mạc thứ phát.
Mô xung quanh. Bình thường.
  Chẩn đoán phân biệt
Khó phân biệt với viêm tinh hoàn-mào tinh cấp, nhất là khi không có tr/c đi tiểu nào. VTH-MT thường xr ở nhóm tuổi già hơn.
Sự xoắn của một tinh hoàn không xuống còn nằm lại ở háng có thể nhầm với thoát vị bẹn nghẹt.
Xoắn phần phụ tinh hoàn thường giống y chang xoắn tinh hoàn. Nhưng xoắn phần phụ (tức mẩu phụ tinh hoàn hoặc mẩu phụ mào tinh) thường có kiểu "đau ở một cái hột nào đó" ("một cái hột ấn đau") và thường thấy một đốm xanh (xem hình)
Xoắn phần phụ tinh hoàn
Phù da bìu vô căn là một tình trạng hiếm gặp, da bìu và mô dưới da bị phù và viêm, trong hầu hết tr/hợp là do nhiễm liên cầu. Ấn tinh hoàn sẽ không đau.
khi chưa chẩn đoán rõ, chẩn đoán là xoăn tinh hoàn cho đến lúc có bằng chứng ngược lại khi mổ ra. (giờ vàng xoắn tinh hoàn: 6h)

Sau cùng, Có những báo cáo về việc tự tháo xoắn cách thủ công, nhưng vẫn k thể thay thể việc khám phá bằng phẫu thuật.

No comments:

Post a Comment