ĐỊNH NGHĨA:
_ Là sự nhiễm trùng cấp tính ở lớp bì và mô dưới da.
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG:
- Đau, phù.
- Sang thương phẳng đỏ một bên, thường có bọng nước không rõ ranh giới và nổi lên không đồng nhất.
- Ấn đau.
- Vị trí: thường gặp ở chân.
- Triệu chứng hệ thống (không thường gặp): sốt-lạnh run, tăng BC trong máu, nổi hạch.
- Có thể dẫn tới viêm bạch mạch (có các sọc đỏ ở da theo dọc đường bạch huyết theo hướng proximal của vùng viêm mô tế bào)
CĂN NGUYÊN:
Thông thường, sẽ có ngõ vào (như nhiễm trùng tai, chàm/loét da do giãn tĩnh mạch, nấm da chân,..)
- Thường gặp nhất: Liên cầu khuẩn nhóm A tiêu huyết beta và S.aureus (các vết thương kích thước lớn)
- H.influenza (quanh ổ mắt)
- Pasteurella multocida (chó/mèo cắn)
- Có thể có trực khuẩn Gr(-) và nấm kèm theo (cơ địa SGMD hoặc phơi nhiễm nước).
Các yếu tố tiên lượng: SGMD, Đái tháo đường.
Các Yếu Tố Nguy Cơ: Tiêm truyền vào mạch máu, Chấn thương, Phẫu thuật gần đây, Bệnh mạch máu ngoại biên, Phù Bạch Huyết ở người tiểu đường, Nứt da ở bàn chân/ ngón chân- Nấm da chân.
BIẾN CHỨNG:
Ít gặp, bao gồm phù bạch mạch, huyết khối xoang hang, nhiễm trùng máu, viêm cầu thận.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:
- Huyết khối tĩnh mạch sâu. Viêm tĩnh mạch nông.
- Viêm da tiếp xúc. Phản ứng do nhạy cảm ánh sáng. Viêm da do ứ máu.
- Viêm mô mỡ dưới da.
- Viêm mạch máu.
CẬN LÂM SÀNG:
- Công thức máu, Soi và cấy máu nếu có lạnh run.
- Hiếm khi nào nuôi cấy da/ máu. Swab da chỉ khi vết thương hở kèm mủ.
Nếu nghi ngờ viêm cân mạc hoại tử: Sinh thiết ngay và cắt đông lạnh, làm mô bệnh học.
XỬ TRÍ:
Cho BN nâng cao chân và nghỉ ngơi.
Thuốc:
Hàng đầu: Cefazolin/Cephalexin hoặc Cloxacillin (phủ KS rộng hơn nếu có nguy cơ nhiễm trực khuẩn Gr(-), truyền tĩnh mạch khi có ban đỏ nổi rộng hoặc triệu chứng hệ thống)
Hàng hai: Erythromycin hoặc Clindamycin
Ở Trẻ em dùng Cefuroxime
Nếu BN có đái tháo đường (nhiễm trùng bàn chân): TMP/SMZ và Metronidazole.
Tuesday, 10 October 2017
Wednesday, 4 October 2017
HỘI CHỨNG URÊ HUYẾT CAO
LƯU TÂM:
_ Đây là một tập hợp các triệu chứng không đặc hiệu, nên việc tìm các triệu chứng để gom vào hội chứng phải tránh sự áp đặt ("cherry-picking"), tốt nhất nên tìm kiếm càng nhiều triệu chứng càng tốt và ở càng nhiều nhóm cơ quan càng tốt và các triệu chứng tốt nhất là không thể giải thích bởi một bệnh khác. Nguyên tắc chung là chỉ nói chắc BN có HC tăng UHC khi có các tr/c đáng nghi ngờ và kèm với (1) Urea và Creatinine tăng, và (2) có tình trạng suy giảm chức năng thận_ Hội chứng này nên được gọi là "hội chứng tăng azot máu". Biểu hiện của Hội chứng này chính là biến chứng của bệnh thận mạn.
- bắt đầu xuất hiện các triệu chứng thần kinh cơ từ giai đoạn 3 của bệnh thận mạn.
CÁC DẤU HIỆU CẤP CỨU CỦA HỘI CHỨNG UHC:
Acidosis kháng trịElectrolyte: tăng Kali máu kháng trị
Over fluid kháng trị với lợi tiểu.
VMNT do Uremia, Bệnh não do Uremia.
(ngoài ra trong chỉ định điều trị thay thế thận còn đề cập thêm một số dấu hiệu khác)
CÁC NHÓM CỦA H/C TĂNG URÊ HUYẾT CAO:
TIÊU HÓA-DINH DƯỠNG:- Chán ăn, no sớm, nhạt miệng/miệng vị kim loại
- Hơi thở NH3
- buồn nôn/nôn; triệu chứng của viêm loét dạ dày/xhth.
- viêm tụy cấp.
(khám) suy dinh dưỡng, hơi thở có mùi khai, tr/c thực thể của xhth và viêm tụy cấp.
DA:
- ngứa ngáy khó chịu, da khô bong vẩy, bệnh da xơ
- da tăng sắc tố, hoặc da xanh xao vàng vọt, niêm nhạt
- xuất huyết da niêm
THẦN KINH-CƠ:
- Bệnh não do uremia (cấp)- Rung vẫy, co giật, hôn mê (nặng)
- giảm trí nhớ, kém tập trung, rối loạn giấc ngủ
- nấc cục, vọp bẻ, đau xoắn vặn cơ
- bệnh tknb (tê tay> chân, ngọn > gốc, dị cảm, hội chứng chân không yên) - biểu thị bệnh thận mạn đã ít nhất là đến giai đoạn 4. (lưu ý nhắc lại: được tính là bệnh tknb lq HC TUHC chỉ khi nó chưa từng xuất hiện trước đó bởi một bệnh khác, ví dụ như do đái tháo đường)
- yếu cơ, mất phản xạ gân cơ, liệt mềm (xảy ra khi đã có bệnh tknb do HCTUHC mà chưa được điều trị lọc thận)
TIM MẠCH:
- Viêm màng ngoài tim; tamponade (tĩnh mạch cổ nổi, mạch nghịch,..) (cấp)
- Quá tải tuần hoàn (over fluid- tha, phù toàn thân, tĩnh mạch cổ nổi, phù phổi) → dày thất trái, bệnh cơ tim, suy tim. (nhức đầu, khó thở, ngất)
- Tăng vôi hóa thành mạch → tắc mạch. (đau cách hồi)
HUYẾT HỌC:
- Thiếu máu: do 7 cơ chế, hàng đầu là do thiếu Erythropoietin.
- Dễ chảy máu (chảy máu chân răng chảy máu cam, rong kinh, dễ bầm máu), tăng đông (đặc biệt khi bị suy thận từ bệnh có hội chứng thận hư)
- Dễ nhiễm trùng (ít có sốt kèm theo)
NỘI TIẾT-CHUYỂN HÓA:
- thiếu máu (giảm erythropoietin)
_ Ngứa, tăng sắc tố da
- Giảm thải Insulin (tăng nguy cơ tụt đường ở người đang điều trị insulin)
- Sẩy thai- giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, RLKN, giảm libido (giảm estrogen và testosterone)
- Loạn dưỡng xương, than đau nhức xương, gãy x.đòn bệnh lí, yếu cơ, xơ hóa cơ tim, thiếu máu kém đáp ứng với Erythropoietin (cường cận giáp thứ phát)
RỐI LOẠN THĂNG BẰNG NỘI MÔI:
- Natri: tiểu nhiều tiểu đêm (gđ đầu- tăng thải natri do giảm tái hấp thu) → THA, phù, thiểu niệu vô niệu (gđ sau- giảm thải natri lại). Bên cạnh đó còn có nguy cơ hạ Natri máu do thừa nước.
- Kali: Tăng (Gđ cuối- cấp), Hạ (hiếm gặp- phải đưa vào biện luận)
- Nước: Tỉ trọng cố định 1.010 bất kể lượng nước nhập. Hạ natri máu do thừa nước.
- Phosphor-calcium: Vôi hóa thành mạch, cường cận giáp thứ phát- loạn dưỡng xương do canxi photpho (Tăng PO4-, hạ canxi máu, tăng PTH )
CÁC TRIỆU CHỨNG GỢI Ý MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG CHỨC NĂNG THẬN
Loạn dưỡng xương, Thiếu máu: biểu hiện ở thận còn 30-40% chức năng trở xuống
Rối loạn chức năng nhận thức (giảm nhớ, kém tập trung,..), bệnh TKNB, ngứa da: ____ 20% trở xuống
Ngủ gà, Lạt miệng/ mất vị/buồn nôn-nôn, tràn dịch màng ngoài tim: ____ 10-15% trở xuống
Hôn mê: ___ 5% trở xuống
Subscribe to:
Posts (Atom)