Tuesday 10 October 2017

VIÊM MÔ TẾ BÀO

ĐỊNH NGHĨA:
_ Là sự nhiễm trùng cấp tính ở lớp bì và mô dưới da.

BIỂU HIỆN LÂM SÀNG:
- Đau, phù.
- Sang thương phẳng đỏ một bên, thường có bọng nước không rõ ranh giới và nổi lên không đồng nhất.
- Ấn đau.
- Vị trí: thường gặp ở chân.
- Triệu chứng hệ thống (không thường gặp): sốt-lạnh run, tăng BC trong máu, nổi hạch.
- Có thể dẫn tới viêm bạch mạch (có các sọc đỏ ở da theo dọc đường bạch huyết theo hướng proximal của vùng viêm mô tế bào)

CĂN NGUYÊN:
 Thông thường, sẽ có ngõ vào (như nhiễm trùng tai, chàm/loét da do giãn tĩnh mạch, nấm da chân,..)

- Thường gặp nhất: Liên cầu khuẩn nhóm A tiêu huyết beta và S.aureus (các vết thương kích thước lớn)

- H.influenza (quanh ổ mắt)
- Pasteurella multocida (chó/mèo cắn)
- Có thể có trực khuẩn Gr(-) và nấm kèm theo (cơ địa SGMD hoặc phơi nhiễm nước).
Các yếu tố tiên lượng: SGMD, Đái tháo đường.
Các Yếu Tố Nguy Cơ: Tiêm truyền vào mạch máu, Chấn thương, Phẫu thuật gần đây, Bệnh mạch máu ngoại biên, Phù Bạch Huyết ở người tiểu đường, Nứt da ở bàn chân/ ngón chân- Nấm da chân.

BIẾN CHỨNG:
Ít gặp, bao gồm phù bạch mạch, huyết khối xoang hang, nhiễm trùng máu, viêm cầu thận.

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:
- Huyết khối tĩnh mạch sâu. Viêm tĩnh mạch nông.
- Viêm da tiếp xúc. Phản ứng do nhạy cảm ánh sáng. Viêm da do ứ máu.
- Viêm mô mỡ dưới da.
- Viêm mạch máu.

CẬN LÂM SÀNG:
- Công thức máu, Soi và cấy máu nếu có lạnh run.
- Hiếm khi nào nuôi cấy da/ máu. Swab da chỉ khi vết thương hở kèm mủ.
Nếu nghi ngờ viêm cân mạc hoại tử: Sinh thiết ngay và cắt đông lạnh, làm mô bệnh học.

XỬ TRÍ:
Cho BN nâng cao chân và nghỉ ngơi.
Thuốc:
  Hàng đầu: Cefazolin/Cephalexin hoặc Cloxacillin (phủ KS rộng hơn nếu có nguy cơ nhiễm trực khuẩn Gr(-), truyền tĩnh mạch khi có ban đỏ nổi rộng hoặc triệu chứng hệ thống)
  Hàng hai: Erythromycin hoặc Clindamycin
  Ở Trẻ em dùng Cefuroxime
  Nếu BN có đái tháo đường (nhiễm trùng bàn chân): TMP/SMZ và Metronidazole.

No comments:

Post a Comment