Saturday 27 August 2016

BÀN VỀ ĐAU ĐẦU

Đây là một triệu chứng hay gặp trên lâm sàng.
Như các tr/c khác, cũng phải khai thác đầy đủ các yếu tố: đau đầu ở đâu (toàn đầu, đỉnh, chẩm, nửa bên)? Đau như thế nào (đột ngột như sét đánh, từ từ, âm ỉ, nhói, nhức)? Thường đau vào thời điểm nào trong ngày (có làm đánh thức bn lúc đêm đang ngủ không)?  Các yếu tố tăng giảm? Thời gian, tần suất? Các tr/c kèm khác? Tiền sử đau đầu và các bệnh, chấn thương?

Wednesday 17 August 2016

CẢM NHẬN LỜI CHÚA

Tuần XX mùa Thường Niên
Thứ 3: (Mt 19,23-30)
Đoạn Tin Mừng ngày hôm nay thực sự có rất nhiều điều để suy niệm.
Trước hết, có lẽ là sự "sửng sốt" của các môn đệ sau khi nghe Chúa nói về việc người giàu có khó vào Nước Trời. Tại sao các ông lại sửng sốt đến vậy? Ta hãy nhìn lại đoạn Kinh Thánh trước đó về người thanh niên có nhiều của cải (Mt 19,16-22). Anh này có nhiều của cải, lại giữ đủ các điều răn, nhưng để theo Chúa, thì Chúa nói anh còn thiếu một điều để được theo Chúa: đó là về "bán tài sản của anh rồi đem cho người nghèo". Anh đã không làm được. Khi nhìn sâu hơn vào đoạn Kinh Thánh này một chút, tôi nghĩ ra một điều: khi Chúa hỏi anh có giữ được các điều răn chưa, anh đã nói có. Nhưng có đúng thế không? Anh chần chừ, "buồn bã", anh bỏ đi khi được đề nghị đem hết của cải cho người nghèo? Vậy có phải anh đã thực sự yêu đồng loại như chính mình." Hay yêu cầu của Người quá khó với anh? Để rồi chính các môn đệ cũng phải "sửng sốt" : anh này đã gần như hoàn hảo như vậy, mà còn chưa đủ "tiêu chuẩn để vào được Nước Trời"! Vậy "ai có thể được cứu" đây?
"Chúa Giê-su nhìn thằng vào các môn đệ". "Nhìn thẳng", không trốn tránh, và để tỏ ý rằng điều Ngài nói sắp tới đây là một lời tuyên bố mạnh mẽ, là một lời khẳng định chắc chắn, là chân lý: "...đối với Thiên Chúa, mọi sự đều có thể được". (Mt 19,26)
Thật thế, bằng tư tưởng của Thiên Chúa, Người đã cứu toàn thể nhân loại khỏi cái chết muôn đời- điều mà không một con người phàm nào có thể đủ xứng đáng để giao hòa với Thiên Chúa làm được. Và Người mở lối vào chốn trường sinh, đem cho con người hi vọng về sự cứu rỗi.
Cách riêng, Người đã "mở đường" cho người thanh niên nhiều của cải kia được cứu độ. "Nếu anh muốn nên hoàn thiện, hãy đi bán của cải mình cho người nghèo, rồi hãy theo đến theo tôi" (Mt 19,21) Anh thanh niên đó chỉ cần nghe theo Lời Người nói nữa thôi, là có thể có hi vọng được cứu rồi. Từ đó ta rút ra được: 1. Dù hoàn cảnh ta bi đát, cách trở, khó khăn tới đâu, Thiên Chúa vẫn có thể giải thoát ta khỏi những khó khăn đó, cũng như Người đã giải thoát chúng ta khỏi cái giá tội tổ tông dù chúng ta vô vàn khiếm khuyết và tội lỗi VÀ 2. Để có thể được cứu, ta phải nghe theo Lời Người dạy và thi hành ý muốn của Người. "Khi sinh ra bạn, Chúa không cần ý kiến của bạn. Nhưng để cứu độ bạn, Ngài cần bạn cộng tác."
Nhưng đoạn Tin Mừng ngày hôm nay vẫn chủ ý nói về "người giàu có" và "Nước Trời". Đâu phải chỉ là của cải, nhưng còn là những người giàu lòng tham, giàu sự ghen ghét, giàu sự kiêu ngạo, giàu sự dâm ô phóng đãng... Phải, không chỉ là giàu có về của cải, nhưng phải hiểu là giàu có về những thứ thuộc về trần thế này (vốn không thuộc về thượng giới (Cô-lô-xê 3:1-5) ).
"Kẻ trước hết sẽ nên cuối hết"... "Ai tự nâng mình lên sẽ bị hạ xuống"..."Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường".... Tại sao những người khiêm cung, bé nhỏ, đơn sơ lại được Chúa "ưu ái" đến như vậy? Vì họ đến với Chúa mà không tính toán, họ đến với Chúa và sẵn sàng chia sẻ hết với Chúa mọi lo âu, khó khăn; tín thác với một đức tin mạnh mẽ. Ví như tâm hồn mỗi người như ngôi nhà của họ, càng đơn sơ, nghèo khó thì càng dành nhiều không gian cho Chúa. Càng có vẻ "tiện nghi", ấm cúng, hiện đại, trù phú thì phần dành cho Chúa đôi khi cũng chỉ là một trong nhiều "gian phòng" của họ mà thôi. Càng quá nhiều gian phòng, ta càng thích để ý đến những gian phòng mà theo ta là hấp dẫn hơn nơi ta dành cho Chúa. Nói vậy không phải ta phải "nghèo đi". Ta phải biết sử dụng những "vốn liếng" Chúa cho mà sinh lời cho Người- tất mọi khả năng của ta có ấy chứ, đem ra góp ích cho xã hội. Nhưng hãy xây cho tâm hồn mình một ngôi nhà càng đơn sơ, nhỏ bé nhưng luôn ấm cúng bởi có ngọn lửa tình yêu của Chúa...
Thứ sáu tuần XXIX mùa Thường niên
Tội tổ tông là thứ nhân tính làm ta có chiều hướng về sự dữ, về tội lỗi (tức phạm đến đức công bình bác ái). "Tại sao tôi vừa muốn làm điều lành và có lương tâm, lại vừa muốn làm sự dữ và hận thù ghen ghét?". Đó là nhân tính đã nảy sinh trong con người: cái bản tính yếu đuối đã sinh ra từ khi Adam và Eva ăn trái cấm. Nói tội tổ tông truyền lại, tức là nói đến cái nhân tính dễ sa ngã ấy đã truyền lại từ Adam cho con cháu; cũng như khi xưa Adam được trường sinh trong Eden, nhưng khi ăn trái cấm rồi thì lúc đó ông phải đau khổ, phải làm lụng và phải chết- đó là những nhân tính đã xuất hiện và vẫn còn "truyền lại" cho con cháu- hậu duệ của Adam. Thì tội lỗi cũng truyền lại như vậy "Vì một người duy nhất mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây ra sự chết; như vậy, sự chết đã lan tràn khắp mọi người, vì tất cả đều phạm tội."
Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm., nhưng sự ác tôi không muốn thì tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì không còn phải là chính tôi làm điều đó nhưng là tội vẵn còn trong tôi.” (Rm7: 19-20)
Chúa nhật tuần 31 mùa thường niên
Khi chúng ta nhìn ngắm ông Gia-kêu và cách Chúa Giê-su cư xử với ông
Ông Gia-kêu là người giàu, người thu thuế, ông không thiếu gì, mà lòng ông thật khắc khoải không yên, ông muốn tìm một ai đó để nâng ông đỡ ông dậy.
Chắc chắn ông đã nghe người ta bàn tán về Đức Giê-su, một người mà không có sợ làm bạn với những người thu thuế như ông, mà lòng ông cứ mong có ngày nào đó để gặp Người.
Có ai ngờ là bữa nay không? Bữa nay Đức Giê-su đi với cả đám đông đến, đi ngang, mà tiếc quá, ông vẫn k thấy được ĐGS. Gia kêu thất vọng! 
Nhưng Một cái lòng ước mong gặp Chúa thật sự thì không bao giờ chịu bó tay. Và chính vì thê ông đã nỗ lực, ông đã chạy vượt lên trên người khác, và ông leo lên trên một cây sung. Với mong mỏi thế nào cũng gặp được mặt Chúa Giê-su.
Ông tưởng rằng k ai có thể nhìn thấy qua những tàn lá, và hi vọng không ai thấy mình. Vậy mà Đức Giê-su đã đến chỗ ông, đã nhìn thấy ông, đã gọi tên ông. Ngài đã thấy ông trước khi ông thấy Ngài. Ánh mắt của Ngài làm cho ông luống cuống, nhưng lời của Ngài làm cho ông vui sướng ngỡ ngàng: "Hôm nay tôi phải ở lại nhà ông"
Bạn có muốn ngắm cảnh này không? Cái cảnh mà Đức Giê-su dừng lại, gọi tên ông, và trả lại cho ông cái nhân vị, cái phẩm giá con người: đó là cảnh từ cái chỗ gốc sung ấy đi về nhà của ông, ta không biết bao nhiêu km, nhưng chắc chắn rằng con đường ấy là con đường đầy niềm vui, với ông Gia-kêu hí hửng đi trước dẫn lối, Đức Giê-su theo sau, và một đám đông theo sau rốt.
Chúa Giê-su đã lấy lại cho ông cái danh dự, để ông không còn gì để mặc cảm trước mọi người. ĐGS bỏ lại đám đông để đến với ông, bất chấp những lời xầm xì bàn tán...
Ông Gia-kêu chỉ mong thấy mặt ĐGS thôi, thấy mặt là quá đủ rồi, nhưng ĐGS lại cho ông hơn những gì ông mong ước,cho ông thấy được bề sâu của lòng mình! Khi ĐGS đi theo ông như thế, đến nhà của ông, ông mới thấy ĐGS thế này này: dịu dàng tha thứ yêu thương, tế nhị. Chả nói gi về tội ông hết, chả lấy tội ông ra để tố cáo, vạch vẽ
Thành ra cái hoán cải của Da-kêu là kết quả của lòng tin cảm nhận đc tình yêu. Ánh mắt, lời nói, thái độ của Chúa 
thổi bùng lên ngọn lửa leo loét nơi lòng của Da-kêu. Đó là phép lạ đã xảy ra: bỗng nhiên ông thấy mình được tự do, thấy mình đươc thanh thoát, hết mình bị ràng buộc rồi. và những cái gì ràng buộc ông ngày xưa: Tiền bạc, của cải... chả còn nghĩa lý gì. Và ông không cần phải gồng lền, mà tự lấy hết nửa gia tài phân phát cho người nghèo, đền lại của cải cho người ta gấp bốn. 
Bạn có giống như ông Da-kêu không? Ông ta sẽ nghèo hơn trước đấy, nhưng ông ấy hạnh phúc hơn nhiều. Bởi vì Chúa Giê-su nói rằng:  ông ấy không phải như một kẻ hèn hạ, k phải một đứa ô uế, một người ngoại bang.
Chúng ta hãy cầu xin cho nhau để chúng ta cũng bao dung như Đức Giê-su và quảng đại như ông Da-kêu.
Một ngày quên xem lịch
- Mọi chuyện có lẽ khởi đầu từ Adam, người đã bất tuân lệnh Chúa, dẫn đến sự trừng phạt cho nhân loại "Vì một người duy nhất, tội lỗi đã xâm nhập trần gian và tội lỗi gây ra sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tưới mọi người, bởi vì mọi người đều phạm tội" (Rm 5:12) Phải, tất cả mọi người phải chịu án phạt như thế: cái chết, không chỉ là cái chết thể xác, mà còn là cái chết về linh hồn, vì thiếu đi tình thương và ân sủng. - Con người có thể làm gì để thoát khỏi tình trạng đó đây? Liệu việc sống tu thân tích đức mà thôi, hay hiến tế những của lễ con người tìm ra có đủ cho con người thoát tội và trở nên xứng đáng ("công chính") trước mặt Đức Chúa chăng? Chắc chắn là không, vì con người không hoàn hảo, vì con người liên tục phạm tội, việc đó chẳng khác gì một nấc thang bắc lên tận trời cao! Sự thiếu hoàn hảo của con người làm con người không thể nào mãi tiếp tục trèo lên tới tận "thiên đàng" được (ấy là nếu con người biết chăc cái thang đó dẫn tới nơi đúng hay không?) Như có đoạn trong thư thánh Phao-lô gửi Ti-tô: " Thiên Chúa... đã biểu lộ lòng nhân hậu và yêu thương của Người đối với nhân loại, không phải vì tự sức mình ta làm nên những việc công chính, nhưng vì Ngài thương xót..." (Tt 3:4,5) - Thật vậy, vì Ngài thương xót! "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người, thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời" (Ga 3,16) Nhân loại không thể nào tự trở nên xứng đáng với Chúa được, Chúa biết thế, nên Ngài đã xuống với con người chúng ta, mặc lấy thân phận loài người thấp hèn của chúng ta, để có thể hiểu mọi gánh nặng của con người. Và vì con người không thể tìm thấy một của lễ, cũng như không thể tự tu thân tích đức, để trở nên xứng đáng, Đức Giê-su- Con Thiên Chúa- đã chấp nhận chịu chết vì chúng ta, trở nên như một "của lễ", nhưng là "của lễ" hoàn hảo để xóa sạch tội lỗi cho chúng ta và kêu gọi chúng ta trở về với Ngài. "Nhưng này nhờ Đức Giê-su là con người bằng xương bằng thịt đã chịu chết, Thiên Chúa đã cho anh em được hòa giải với Ngài, để anh em trở nên tinh tuyền thánh thiện và không còn gì đáng trách trước mặt Ngài." (Cl 3: 22) "Tóm lại, vì một người duy nhất đã sa ngã mà mọi người bị Thiên Chúa kết án, thì cũng vì một người duy nhất đã thực hiện lẽ công chính, mọi người cũng được Thiên Chúa làm cho nên công chính, nghĩa là được sống." (Rm 5:18) - Tại sao Thiên Chúa lại phải chết? Đơn giản thôi, vì Ngài YÊU chúng ta. TẤT CẢ chúng ta. - Tại sao biết được rằng những lời nói ra đây, những "câu chuyện" về Chúa đây, là sự thật? Hãy lấy ra một lí do đơn giản thôi, suốt chừng 2000 năm nay, biết bao con người đã đứng ra loan báo và làm chứng về cái chết và sự Phục Sinh của Chúa, mà đổi lại, họ phải chuốc lấy cái chết từ tay người đời! Họ chịu bị bắt bớ, bị đày ải, bị coi là kẻ điên, bị đem đi giết chết,... Họ làm chứng, nếu như không phải vì sự thật thì họ nhận được gì? Giàu sang, danh dự, thế gian ca tụng chăng? Không đâu, họ chỉ kiên quyết loan bào về một Thiên Chúa - Vua Tình Yêu từ những gì họ đã mắt thấy tai nghe và được mở tâm hồn đón nhận, và tất cả họ đều làm chứng cho sự thực...
8/1/2017
Nhân dịp đọc 1Ga 5:14-21
18 Chúng ta biết rằng phàm ai đã được Thiên Chúa sinh ra,
người đó không phạm tội;
nhưng có Đấng Thiên Chúa đã sinh ra giữ gìn người ấy,
và Ác thần không đụng đến người ấy được.

 Câu trên không thể hiểu rằng: "tôi đảm bảo không còn tội nữa, muốn làm gì thì làm" hay "từ đây mọi việc tôi làm đều không bị "tính" là tội!"
"Người đó không phạm tội", muốn nói đến cái bản chất của họ là đã hoàn toàn sạch tội ("được nên thánh thiện tinh tuyền và không còn gì đáng trách trước mặt Chúa"), đã được giải phóng/ rửa sạch/tháo bỏ xiền xích khỏi ông chủ là tội lỗi. Nhưng trong ta vẫn còn cái xu hướng dễ sa ngã phạm tội, dù đã được rửa tội (xem Thứ sáu tuần XXIX mùa Thường niên)
--> rửa tội không phải là đk đủ để lên Thiên Đàng, mà còn nhờ đến sự cộng tác của ta với Thiên Chúa, qua đức tin, hành động và sốt sắng lãnh nhận các Bí tích.
(Matthew 7:21) (Gc 2:14-26)
--> chúng ta phải thực sự đặt mọi sự, đặt bản thân ta vào vòng tay của Thiên Chúa, vâng theo và đối xử với tất cả những gì ta chạm phải trong đời sống theo thánh ý Chúa và hoàn toàn phó thác cho Chúa.
---> Câu 1Ga 5:18 muốn nhấn mạnh đến việc ta đã thành "con Thiên Chúa", "sinh ra bởi Thiên Chúa" (Ga 1:12-13), nghĩa là giờ đây ta thuộc về Thiên Chúa, ta K CÒN thuộc về tội lỗi nữa, ta k còn phải làm, phải phạm tội, phải lo sợ, phải đau khổ vì tội, phải mất niềm tin và hi vọng và k có mục đích và hướng tất cả vào một vòng xoáy phạm tội, nhưng giờ đây ta biết ta có niềm tin, ta có 1 hi vọng, ta có một Đấng để tôn thờ, để phụng sự, và là mục đích, là "động lực" để ta tránh tội lỗi, để ta tránh những thứ gọi là hạnh phúc nơi thế gian này (vì k có gì ở thế gian này cho ta hạnh phúc mãi)
--> 19 Chúng ta biết rằng chúng ta thuộc về Thiên Chúa,
còn tất cả thế gian đều nằm dưới ách thống trị của Ác thần.

Monday 15 August 2016

Nhật Ký tham dự Giới Trẻ Dominico

15/8/2016

(Lc 12,49-52)
Tại sao Chúa nói Chúa ban bình an xuống cho nhân loại, mà giờ đây Chúa lại bảo "Thầy đến để gây chia rẽ"?
---> Chúa nói: "Nước Chúa không thuộc về thế gian này". Chọn Chúa là nhiều chọn lựa khó khăn khi ta phải từ chối theo thói người đời.... (chia rẽ giữa kẻ chọn bóng tối và người chọn ánh sáng)
---> Bình an dưới thế cho ..? Cho người thiện tâm!
Lưu ý mạch văn trong câu Lc 12,50.  "Phép rửa" nào? Phép rửa bằng Máu Ngài! Là cái chết của Người trên thập giá chính là "phép rửa". Lưu ý từ "khắc khoải" (anguish) --> năm sự thương điều ngẫm thứ nhất ---> gợi cho bạn cảm nhận gì?
Chúa "khắc khoải" biết bao cho giây phút Ngài cứu độ loài người. Ngài cũng "khắc khoải" biết bao cho ơn cứu độ ở mỗi người chũng ta, nhất là những ai chưa biết Người và cả những con chiên lạc. Ngài cũng "khắc khoải" trông chờ tôi sám hối tội lỗi, và lan ngọn lửa của Người cho thế gian.
Lời Chúa quá bao la.

25/9/2016

"Không ai được tự tiện giải thích Sách Thánh", mà phải nhờ Chúa Thánh Thần soi sáng. Đôi khi mình phải chú ý, có phải mình đang bẻ cong ý Chúa dạy theo ý mình không? Phải trải đời, và hiểu cái nhìn của người khác, mới có thể nói về cái nhìn đức tin của mình cho người ấy.
Chúng ta rất nhiệt tình, nhưng đôi khi hãy coi chừng cái nhiệt tình đó lại làm cho chúng ta vô tình xét đoán người khác. "Phải mau nghe chứ đừng vội nói". Đôi khi coi chừng vì khi ta khuyến khích người khác làm việc bác ái, nhưng khi người khác từ chối, những câu của ta có thể làm cho người khác nghĩ chúng ta có tội! Bản chất con người: ai cũng muốn làm việc tốt. Muốn khuyến khích người ta, bạn phải làm cho họ thấy công việc đó phù hợp như thế nào. Đừng vội trách móc khi người khác từ chối! Thật ra, ai cũng cố gắng vác thập giá trong cuộc sống của mình rồi. Từ xưa tới nay, ng ta luôn biết đến những người Công Giáo hiền lành, gương mẫu.
Nói chung, nhiệt tình thì rất tốt, nhưng để thuyết phục người khác, đó là một kĩ năng. Ghi là để nhớ những sai sót ngày hôm nay chứng kiến, sau này áp dụng lại.
Ông nhà giàu không làm gì sai cho ông Lazarus, NHƯNG ông đã không làm điều ông có thể làm cho người cùng khổ. Xem James 4:17

25/2/2017

Khi ta đã có một căn bản vững chắc cho đức tin của mình, vài câu hỏi của người ngoại lại khiến ta cảm thấy hơi ngây ngô, và có lẽ nào lại có những câu hỏi như thế?
Nói gì thì nói, đó cũng k phải là niềm tự hào, càng k phải một cái "nghiệp" hay một cái gánh nặng mà ta phải mang lấy, mà đó là nghĩa vụ của tôi để loan báo Tin Mừng của Chúa.
Tôi nhận được ít nhiều kinh nghiệm về những thắc mắc của người ngoại, cũng như thông cảm phần nào cho họ vì họ chưa biết- "họ không biết những việc họ làm". Nếu tôi là họ, có lẽ tôi sẽ còn sa ngã hơn! Tạ ơn Chúa!
Họ cảm thấy hơi bất ngờ khi tôi nói: "Thiên Chúa tạo dựng tất cả", " Chúa tạo ra tôi". Vì theo ý họ, "chính cha mẹ mới sinh ra mình", "Chính việc canh tác đất đai mới cho mình hạt lúa".
Họ cũng thấy bất ngờ khi tôi nói "phải đặt Thiên Chúa trên hết mọi sự, kể cả cha mẹ và ông bà". (cũng vì lí do trên, họ k hiểu lắm từ "tạo dựng", và thêm một chút lí do như khoa học tiến hóa)
Họ có thể cảm thấy khó hiểu (thậm chí là khó chập nhận) khi Thiên Chúa "không thể nắm bắt hoàn toàn được", như các mầu nhiệm "Chúa là Đấng hằng hữu" "Một Chúa ba ngôi" và chính bản thân việc phải tin chứ k phải cố giải thích các mầu nhiệm.
Cần phải có thòi gian và sự nỗ lực, nhưng k phải là nỗ lực chỉ mình tôi, mà cần có Ơn Chúa soi sáng. Amen.
15/5/2017
http://conggiao.info/phai-rua-chan-cho-nhau-d-14634
http://tgpsaigon.net/audio/20170403/38248
http://conggiao.info/youcat---kinh-tin-kinh---phan-ii-kito-huu-tuyen-xung-duc-tin-d-15595

Sunday 14 August 2016

BÀN VỀ NGẤT

1. Định nghĩa:
_ Là sự mất ý thức hoàn toàn trong <1 phút (!?- trong trường hợp ngất do động kinh, đột quị, dùng thuốc quá liều thì sẽ lâu hơn). Cơ chế: hạ huyết áp thoáng qua --> giảm tưới máu não đột ngột.
_ Trong cơn ngất, trương lực cơ BN giảm.
_ BN có thể chỉ bảo "thấy tối sầm" trong chừng 10s.
_ Ngất khác với "lịm"
2. Phân loại
a) Ngất do tim: không có tiền triệu (hoặc chỉ thấy hoa mắt nhẹ). Xảy ra khi gắng sức và/hoặc trên bn có bệnh tim sẵn (cơn Adam-Stokes).
b) Ngất không do tim: bao gồm
       * Cường phế vị: Tiền triệu ngáp, vã mồ hôi, buồn nôn, cảm giác bập bềnh chừng vài chục giây. Xảy ra khi gặp tin dữ, môi trường nóng, đứng lâu, bị kích thích bởi đau quá, hay thậm chí có khi là ho hay đi tiểu (phân biệt với ngất do đứng dậy đi tiểu ở những người già do hạ ha tư thế)
       * Xoa xoang cảnh: khi sửa cổ áo, cạo râu, xoay đầu đột ngột.
       * Hạ HA tư thế: đứng dậy đột ngột. Hay gặp ở người có tuổi, hoặc có yếu tố thuận lợi là đang sử dụng thuốc hạ HA, thuốc chống trầm cảm hoặc đang ở tình trạng mất nước, thiếu máu.
3. Xử trí:
_ Lập tức cho nằm ngửa.
_ Nới rộng cổ áo, giật tóc mai.
_ Đầm vô giữa xương ức kích thích tim.
_ Nhấc chi dưới lên, tăng máu về tim. (về não)
_ Theo dõi sinh hiệu, co giật?, són tiểu? (khi tỉnh không nên cho ngồi dậy ngay)
_ Nếu chưa tỉnh, tiếp tục duỗi cổ và nâng cằm để lưỡi không bít đường thở.