Wednesday 20 February 2019

LIỆU PHÁP OXY VÀ PHƯƠNG PHÁP THÔNG KHÍ TRONG GÂY MÊ HỒI SỨC

LIỆU PHÁP OXY TRONG GÂY MÊ HỒI SỨC
Nhìn chung, mục đích của liệu pháp oxy là nhằm duy trì độ bão hòa Oxy máu động mạch (SaO2) ít nhất 90%. Chỉ số SaO2 giảm khi dưới mức 90%, và với một sư thay đổi nhẹ trong SaO2 tương ứng với một sự thay đổi lớn ở áp suất riêng phần oxy trong máu động mạch. Ở BN đặt ống, oxy được vận chuyển qua ống nội khí quản. Ở BN không đặt ống, có nhiều hệ thống vận chuyển oxy khác; sự lựa chọn tùy vào nhu cầu Oxy (FiO2) và mức độ cần kiểm soát chính xác thông khí. Chứng xanh tím (cyanosis) có thể được phát hiện khi  SaO2 <85%.

Các hệ thống lưu lượng thấp (Low Flow Systems)
Các hệ này cung cấp oxy ở lưu lượng trong khoảng 0-10 L/phút. Được xem là chấp nhận được khi thể tích khí lưu thông (Vt: tidal volume) 300-700 mL, tần số hô hấp (RR) < 25, hình ảnh thông khí (ventilation pattern) liên tục. Oxy bị pha loãng với khí phòng nên FiO2 giảm. Thông khí phút (Vt x FiO2) tăng cũng làm giảm FiO2.
Đối với BN đặt cannula mũi, BN sẽ dung nạp tốt khi tốc độ lưu lượng < 5-6L/phút (cao hơn sẽ làm khô niêm mạc mũi), trong đó vùng tỵ hầu hoạt động như là một cơ quan giải phẫu giúp dự trữ oxy. Nồng độ oxy vận chuyển (FiO2) có thể ước tính bằng cách tăng mỗi 4% cho mỗi litre oxy được vận chuyển thêm. Với tốc độ 1-6 L/phút, cannula mũi cung cấp FiO2 từ 24 đến 44%.

Các hệ thống dự trữ (Reservoir Systems)
Dùng phần thể tích dự trữ để tích lũy oxy trong khí thở ra, nhờ đó làm tăng lượng oxy có thể dùng cho đợt thở tiếp theo. Gồm 2 loại chính là mask đơn giản và mask không thở lại.
   Mask đơn giản: che phủ mũi và miệng BN, cung cấp thêm 1 thể tích dự trữ mới bên cạnh thể tích vùng tỵ hầu. Oxy được cung cấp qua các ống có khẩu kính nhỏ với tốc độ ít nhất là 6L/phút để đảm bảo CO2 trong khí thở ra bị tống ra ngoài qua các cổng thở ra (mà không vào các ống khẩu kính nhỏ) và do đó CO2 không bị thở lại. Cung cấp FiO2 55% ở 10L/phút.
   Mask không thở lại: có thêm túi dự trữ và 1 dãy các valve một chiều nhằm ngăn khí thở ra vào lại túi. Như vậy trong suốt quá trình thở ra, túi tích lũy cho đầy oxy. Cung cấp FiO2 80% ở 10-15L/phút.
Các hệ lưu lượng cao (High Flow Systems)
 Tạo lưu lượng lên đến 50-60 L/phút. Các hệ này cung cấp nồng độ oxy hằng định và có thể đoán được. Điển hình có mask Venturi: cung cấp FiO2 ở 1 con số cụ thể tùy theo kích thước nơi bẫy khí (lưu ý rằng nồng độ oxy được quyết định bởi cổng của mask); khi dùng Venturi cho phép ta kiếm soát được độ ẩm khí. FiO2 được cung cấp từ 24-50%.
THÔNG KHÍ TRONG GÂY MÊ HỒI SỨC
Ở BN có dùng giãn cơ, duy trì thông khí với áp lực dương (PPV). Ở BN không dùng giãn cơ, thì thở kiểm soát (controlled ventilation) hoặc hỗ trợ (assisted ventilation) nhằm nâng đỡ tiến trình thông khí và vận chuyển oxy.
Khi theo dõi các thông số trên máy, có những thông số quan trọng cần nhớ như là thể tích khí lưu thông (Vt) khi theo dõi trên máy thở kiểm soát áp lực (PCV) và áp lực đỉnh trên máy thở kiểm soát-hỗ trợ (A/C)- vì sự thay đổi các chỉ số này phản ánh sự thay đổi độ giãn nở phổi và/hoặc kháng lực đường thở- cho biết BN đang tốt hơn hay nặng đi.
Thở áp dương cuối kì thở ra (PEEP) giúp giữ cho phế nang mở ra, từ đó giảm bất tương xứng thông khí-tưới máu (V/Q mismatch).
Chỉ định thở máy (mechanical ventilation)
  • ngưng thở
  • kém thông khí/ toan hô hấp cấp
  • tư thế BN trong cuộc mổ làm hạn chế cử động hô hấp (nằm sấp, Trendelenburg)
  • cần tăng thông khí (để giảm ALNS)
  • cung cấp áp dương cuối kì thở ra (PEEP)
  • tăng áp lực trong lồng ngực (vd trong thủ thuật laparoscopic)
Các loại mode thở
controlled: máy điều khiển hoàn toàn hô hấp của người bệnh, bn không "trigger" được máy
Thở hỗ trợ- kiểm soát (A/C) hoặc kiểm soát thể tích (VC)
 Thể tích khí lưu thông và tốc độ thông khí phút đã được cài đặt trước. Các nhịp thở có kiểm soát thêm vào (extra controlled breaths) có thể khởi động từ nỗ lực của BN. Nếu máy không phát hiện nỗ lực tự thở của BN trong 1 khoảng thời gian cụ thể thì máy sẽ bắt đầu nhịp thở.
Thở kiểm soát áp lực (PCV)
Tần số tối thiểu được cài đặt và áp lực hít vào được cài đặt hằng định sẵn, BN có thể khởi động các nhịp thở đi kèm vượt trên máy thở.
Thở đồng bộ ngắt quãng bắt buộc (SIMV)
Máy cung cấp các nhịp thở có kiểm soát về thể tích hoặc áp lực- tùy loại máy VC hay PCV, và BN có thể tự thở (các nhịp này có thể được hỗ trợ áp lực) giữa các nhịp thở kiểm soát.
Thở hỗ trợ áp lực (PSV)
BN tự khởi phát mọi nhịp thở và máy thở hỗ trợ mỗi nhịp thở với một áp lực hít vào được cài đặt sẵn. Có ích cho quá trình cai máy thở.
Thở dao động cao tần (HFOV)
Tần số thở cao (lên tới 900 lần/phút ở người lớn) và Vt rất thấp. Thường được dùng cho suy hô hấp sơ sinh và trẻ em, có thể dùng cho người lớn khi mà "thở máy thông thường" thất bại.
Thở áp lực dương không xâm lấn (NPPV)
Dùng mask gắn mũi hay toàn bộ mặt và không cần đặt ống.
BiPAP: tăng áp lực khi hít vào (giống PSV), giảm áp lực hằng định khi thở ra (PEEP).
CPAP: áp lực không đổi trong cả hai thì hít vào và thở ra
Link tham khảo: 1 2

No comments:

Post a Comment