Thursday, 14 February 2019

VÀI BÀI BÁO CHƯA ĐỌC HẾT [P.5 DƯỢC]

[CẢNH BÁO MỚI VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA BZD VÀ NGUY CƠ SA SÚT TRÍ TUỆ]
Theo Acta Psychiatrica Scandinavica
 Nghiên cứu lần này được cho là lớn nhất từ trước đến nay nghiên cứu về mối liên hệ này. Dù nghiên cứu này vẫn cho ra kết quả tương đối khó kết luận (tương quan còn khá nhỏ), nhưng lại đưa đến một phát hiện thú vị: ở nhóm người dùng BZD liều cao hơn lại có vẻ có ít nguy cơ bị sa sút trí tuệ (theo thiết kế nghiên cứu này là "bệnh Alzheimer's") về sau, lí giải cho điều này là vì khi được dùng liều cao, những người này chỉ dùng BZD trong 1 khoảng thời gian ít hơn những người dùng BZD liều thấp hơn nhưng kéo dài.
Nghiên cứu cũng chi ra được nhóm người lớn tuổi là nhóm người hay được kê BZD nhất, và việc dùng nhiều loại thuốc có tác động đáng kể đến nguy cơ sa sút trí tuệ về sau.
Nghiên cứu cũng đồng thuận với quan điểm chung rằng một người chỉ được kê BZD (cũng như các loại thuốc ngủ nói chung) sau khi các phương pháp khác gây ngủ khác không dùng thuốc đã được sử dụng đến mà vẫn k hiệu quả.



[NHỮNG LỖI SAI KÊ TOA CẦN TRÁNH]
1/ FDA yêu cầu các hãng làm thuốc Flouroquinolones phải để cảnh báo về nguy cơ viêm gân và bong gân trên các nhãn hiệu này,  đặc biệt về sau nghiên cứu cho thấy nguy cơ này tăng lên khi dùng FQ kèm với corticoids. Một nghiên cứu dựa trên cộng đồng kiểu bệnh-chứng cho thấy ở nhóm người dùng phối hợp này có gấp 3 lần nguy cơ bong gân, và gấp 43 lần nguy cơ bong gân Achilles (theo Drug Safety).
Bên cạnh đó, cũng cần để ý tác dụng phụ về tâm thần và nguy cơ tụt đường huyết khi sử dụng FQ. (theo cập nhật black box warning tháng 7/2018).
2/ Câu hỏi quen thuộc khi điều trị THA, là khi BN tỏ ra không đáp ứng với điều trị 1 thuốc, thì nên max liều thuốc này hay dùng kèm thuốc thứ 2 ngay?  Một phân tích tổng hợp 10 năm trước đã so sánh 2 lựa chọn này (theo Am J Med) và thấy rằng "mức giảm của trị số HA khi điều trị 2 thuốc gấp 5 lần so với khi điều trị 1 thuốc liều tối đa". Cần chú ý là cả JNC 8 và guideline AHA/ACC 2017 cũng đều có nói đến lựa chọn bắt đầu điều trị bằng 2 thuốc, hoặc lựa chọn này khi mà 1 thuốc không hiệu quả. (dĩ nhiên không phối hợp ARBs và ACEIs).
3/ Trước giờ việc có nên sử dụng Lợi Tiểu Thiazide cho BN có GFR 30 mL/phút/ 1.73m2 da vẫn còn nhiều tranh cãi, guideline AHA/ACC 2017 cho đ/trị THA cũng tiếp tục cảnh báo rằng nên ưu tiên Lợi Tiểu Quai hơn cho các BN có CKD trung bình - nặng. Một nghiên cứu nhỏ (theo Am J Neph) lại cho rằng Clorthalidone cho BN CKD nặng lại có thể có kq tốt đẹp, có thể xem thêm bài phỏng vấn ở đây. (cần nhớ rằng tdp đáng chú ý của LT Thiazide là rối loạn điện giải).
4/ Ở những BN nhiễm Herpes Zoster (như bị dời leo), ta thường dùng Acyclovir uống 5 lần/ ngày để giảm đau và ngăn virus lây lan. Tuy nhiên điều này khiến BN khó tuân thủ. (lí do 5 lần một ngày là để tạo nồng độ tối ưu). Nên nhớ Valacyclovir (tiền dược của Acyclovir) uống chỉ 3 lần/ ngày nhưng lại tạo nồng độ acyclovir máu nhiều hơn 3-5 lần. Hoặc có thể dùng Famciclovir uống 3 lần/ngày.
5/ Tránh dùng NSAIDs trên BN đang dùng ACEI/ARB kèm lợi tiểu! Một nghiên cứu cohort hồi cứu cho thấy sự phối hợp cả 3 này làm tăng nguy cơ AKI cao hơn 31%, đặc biệt là ở gđ đầu điều trị (theo BMJ)
6/ BN cần đặt stent nong mạch vành thường được điều trị tiếp 6-12 kháng KTTC kép. Nhưng ở 1 số BN này có bệnh nền rung nhĩ nên họ có dùng kháng đông sẵn rồi. Câu hỏi là khi đó họ phải dùng 3 thuốc (1 kháng đông, 2 KKTTC) làm có nguy cơ chảy máu nặng nền, như vậy có cần thiết không?
Cuộc thử nghiệm LS WOEST (xem đây) cho thấy chỉ clopidogrel (không thêm aspirin) với 1 kháng đông giảm rõ rệt biến chứng xuất huyết và không có nhiều biến cố huyết khối hơn so với dùng cả 3 loại thuốc. Phân tích tổng hợp năm 2018 trên Euro J Heart cũng cho thấy biến cố xuất huyết giảm đi 47% và không khác biệt có ý nghĩa thống kê về các biến cố tim mạch lớn cũng như huyết khối stent ở BN rung nhĩ có đặt PCI.
Về vấn đề này, nên xem thêm các cuộc thử nghiệm lâm sàng RE-DUAL PCI, PIONEER AF-PCI, RE-LY.
7/ Nitrofurantoin hàng đầu điều trị viêm BQ. Nhưng do thuốc này chỉ tập trung chủ yếu nồng độ ở bàng quang nên không thể dùng để điều trị viêm đài bể thận cấp được.
8/ Nhiều nghiên cứu (như ở Clin Ther) chỉ ra việc kê đơn ít thuốc làm BN tuân thủ nhiều hơn.
--------------------------------------------------------
[CHÍCH VACCINE TDAP TRƯỚC SANH VÀ NGUY CƠ SINH CON BỊ BỆNH TỰ KỈ]
Nghiên cứu đăng trên Pediatrics cho thấy việc chích vaccine này không làm tăng nguy cơ trên.
Vaccine TDAP cho thấy hiệu quả tới 91.4% trong việc cung cấp miễn dịch cho bé trong vòng 2 tháng đầu đời- khoảng thời gian mà bé còn quá nhỏ để có thể được chích vaccine này. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra chích vaccine này khi mang bầu không làm tăng nguy cơ sanh non hay sanh con nhẹ kí.
In fact, the hazard ratio suggested the risk for ASD may actually be lower in children exposed to the prenatal Tdap vaccine (hazard ratio, 0.85, 95% confidence interval, 0.77 - 0.95). This might be explained by the fact that infections during pregnancy resulting in prolonged fevers are associated with elevated risk for ASD.
"Our results potentially indicate that the maternal Tdap vaccine affects immune trajectories protecting infants against infections that would otherwise lead to neurodevelopmental alterations," the authors write. However, they note, more research is needed to understand the potential underlying relationships.
-------------------------------------------------------
[LIỆU PHÁP TESTOSTERONE CHO NGƯỜI LỚN TUỔI VÀ BIẾN CỐ TIM MẠCH]
They identified 23 studies through June 2017, including 12 clinical trials and 11 observational studies. The Testosterone Trials included 790 men aged 65 years and older with TD without known aetiology, assigned to 1–year T gel or placebo.
==> conclude that existing evidence fails to support increased CV risk with TTh; on the contrary, there is evidence suggestive of real–world CV benefits. Finally, existing evidence provides benefits of TTh in older men without known aetiology for T deficiency.
(Theo Clinical Edorinology)
-------------------------------------------------------
FDA đã chấp nhận dung dịch nhỏ mắt Cyclosporin A 0.09% để tăng nước mắt ở những người bị khô mắt.
FDA đã chấp thuận dùng Nivolumab cho điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ di căn ở những BN đã được hóa trị trên nền platinum.
-----------------------------------------------------------------------------------
[NHỮNG TDP CỦA CÁC THUỐC ỨC CHÉ TRẠM KIỂM SOÁT]
(check-point inhibitors) ah nhiều cơ quan khác nhau, thường gặp nhất là ở da (ngứa, nổi mụn, TEN), ở ống tiêu hóa (viêm đại tràng: đau bụng, tiêu chảy, phân lẫn máu), phổi, các tuyến nội tiết (giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên), rồi các hệ khác (cxk, tk, thận, huyết học, tim mạch, ổ mắt). Thường tdp xảy ra trong 12 tuần sau hóa trị đầu tiên, nhưng có khi gặp phải ở 6 tháng sau đ/trị. Đa số là cấp tính và đáp ứng với corticoid trong 1-7 ngày. Nếu vẫn không đ/ứ với corticoid, có thể chuyển qua thuốc ức chế miễn dịch hàng hai (như infliximab hay mycophenolate mofetil) (link)

No comments:

Post a Comment