Monday 8 July 2024

Country Road

 Tui đoán là chẳng có ai biết tôi có trang web này nên tôi sẽ nói mọi thứ tôi muốn ở đây.

Sau khi xem het NGE va SEL, để tự chữa lành bản thân thì không gì tốt hơn là ngồi coi Studio Ghibli…

Ngày hôm nay tôi chọn 1 tác phẩm phải nói là không nổi tiếng lắm (của Ghibli ở VN, có lẽ vậy), nhưng tác phẩm từng đạt doanh thu rất cao trên toàn cầu vào năm mà nó ra mắt, và Rotten Tomato chấm nó với số điểm 90%. 

Theme của bài này nằm ở việc trưởng thành (coming-of-age), tình yêu đôi lứa và gia đình. Điểm nhấn của tác phẩm nằm ở Country Road lời Nhật. 

Giống với các tác phẩm Ghibli khác, Mimi wo sumaseba lấy nv chính là 1 cô bé đang ở độ tuổi dậy thì, có 1 cuộc đấu tranh để qua đó thay đổi bản thân trở nên trưởng thành hơn. Tác phẩm cũng có những khoảnh khắc đẹp của cuộc sống (slice of life), và cũng có mèo. Nét riêng của tác phẩm chắc ở chỗ là nó có vẻ “đô thị” hơn, với những khung cảnh đường sá, nhà cao tầng, ánh đèn điện khắp nơi, cùng chất nhạc vui tươi, nhịp điệu nhanh (trong khi đa số các tác phẩm Ghibli khác thường lấy bối cảnh là thôn quê dân dã, hoặc nơi chốn nhuốm màu sắc trung đại, với một thứ âm nhạc trong trẻo và có phần trầm lắng hơn). 

Như đã nói, nhân vật chính theo mô-típ tự sự cũng phải trải qua một cuộc phiêu lưu. Ở đây, cô bé Shizuku của chúng ta bước vào giai đoạn dậy thì với những mâu thuẫn giữa cô và gia đình, giữa những gì cô quen làm với những gì con tim cô mong muốn. Bộ phim khiến người xem có cảm tưởng được hòa mình vào 1 thời học sinh đầy nhiệt huyết với những kỉ niệm buồn vui bên gia đình, bạn bè trường lớp và tình yêu đầu đời. 

Sự trưởng thành của nhân vật chính được thúc đẩy bởi tình yêu sét đánh giữa cô và người bạn trai khác lớp, khi cô thấy tự ti cho bản thân và muốn nỗ lực vươn lên để tìm lấy giá trị của bản thân. Cô sớm phải nhận ra những ý tưởng mà cô đang ấp ủ sớm đối nghịch với mong muốn của gia đình, cũng như hiện thực cuộc sống khiến cô mất niềm tin vào những câu chuyện cổ tích. 

Điều tôi ấn tượng nhất trong phim là sự kiên trì với ước mơ của cô bé. Viết lách không phải là việc dễ, và cũng không phải người ta muốn mà làm ngay được. Cô bé phải đụng chạm vào thực tế mới nhận ra việc đó khó đến chừng nào, (mà cũng nhờ đó cô bé mới chịu đi học tiếp vì biết là mình thiếu kiên thức thì không thể làm nên trò trống gì, chứ đã dốt mà còn khoái chém gió thì chết!). Chưa kể theo đuổi cái gọi là đam mê “được thì thầm từ trái tim” này nó đòi hỏi sự hi sinh rất nhiều, và làm đi làm lại. Tôi thực sự rất nể những ai theo đuổi những điều cao quí này.

Cái ấn tượng thứ hai là ông bố thực sự lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nó, đặt ra một ranh giới, cho phép nó vẫn làm thứ nó thích nhưng cũng mong nó hiểu nguyện vọng của ba mẹ (cũng như là mong nó đừng bỏ bữa cơm gia đình). 

Có thể nói tình cảm đôi lứa thời học sinh là một thứ rất đẹp mà cũng rất mong manh. Nó đẹp và nó mang đầy đủ sự trong sáng, hồn nhiên và chân thành của đôi bên. Nó mong manh vì tương lai quá bất định khi mà 2 nhân vật chính chưa thể đủ điều kiện để đảm bảo cho những lời hứa của mình. Lời cầu hôn sớm của anh chàng cuối phim liệu có bao nhiêu phần trăm sau này sẽ trở thành hiện thực. Tôi chợt nghĩ, “country road” có lẽ cũng đang ám chỉ chính tình yêu tuổi trẻ, hay đúng hơn là cái quãng kí ức mà con người ta đang dần bước tự định nghĩa bản thân và trở nên trưởng thành. Một con đường thân thuộc của trái tim, mà khi lớn lên rồi người ta sẽ nhìn lại con đường ấy để mỉm cười và tự vực dậy bản thân mình trong những thời khác đen tối. Một con đường làng thân thuộc, rất muốn về nhưng không thể trở về. (帰りたい 帰れない)

Tóm lại, bộ phim này tôi nghĩ là dành cho tất cả mọi người, từ những người lớn muốn một lần nhìn lại thời tuổi trẻ, đến những bạn nhỏ đang trăn trở về tương lai và tình yêu của mình.

Thursday 13 June 2024

刺身

Après avoir visité un restaurant de SushiH*, je me suis senti ballonné et j'ai eu des fréquentes. C'était ma première fois que j'essayais cette chaîne, qui fonctionne depuis plus de 10 ans dans mon pays... Au vu de l'apparence du resto et du servitude, il était clair qu'ils avaient une réputation à maintenir.

Passons maintenant à la nourriture! J'ai dégusté differents types de sashimis et de sushis, avec une salade au thon et une soupe miso aux palourdes. Malheureusement, j'ai trouvé que les fruis de mer n'étaient pas aussi frais que ceux que j'avais mangé au Hokkaido Sachi. Si je devais viser la perfection, je sans aucun doute attenderais à une qualité supérieure.
Pour conclure, mon expérience n'était ni trop impressionnante ni trop décevante. Mais il se pourrait que je donne une meilleure note à Sushiway.


P/S:Je note quand on veut appeler un serveur/une serveure dans un restaurant japonais, il faut crier “Sumimasen”, mais dans les cas en Vietnam, on pourrais utiliser des mots “Em ơi”, qui est plus facile et plus pratique. 

Thursday 6 June 2024

幸せになりたい

 Quelqu’un m’a dit que je devrais bientôt trouver une petite amie (et même le marier). La raison en est- outre la plaisanterie- qu’ils croient sincèrement que j’ai besoin de quelqu’un pour trouver le bonheur. Mais je pense le contraire: on doit d’abord être un homme heureux afin d’être prêt à partager son bonheur avec son futur femme/homme. Le fait d’Être triste, peu sûr de soi et égoïste ne fait qu’enlaidir l’amour que vous essayez construire et cet amour deviendra un fardeau pour les deux.

J'essaierai également de trouver le temps libre pour ecrire quelque chose dans cet langue, principalement pour m'entraîner et exprimer mes idées folles. 


Wednesday 19 April 2023

Doit-on continuer le traitement, même s’ils vont mourir? Par exemple, nous travaillons dans une brasserie, nos clients vont et partirent- tous les jours. Ils ont déjà mangé hier, mais ils ont faim encore aujourd’hui, et ils auront à nouveau faim demain.

Ergo, “avoir à nouveau faim” - Ce n’est pas très important pour nous médecins non plus. C’est l’art de la journée. 


 

Saturday 25 March 2023

After watching “EEAAO”

 The Philosophy of Everything Everywhere All At Once - YouTube this video basically summed up what I’m concerning the most



And I’ve just learned that I actually understand and be able to point out 3 solutions of Camus without reading any Camus’s work: end own life; leap of faith and “Stop fighting the absolute meaning but content with relative/ individual meaning”. I realized this by my own experience in life, and noticing the effect of our decisions albeit the meaningless circumstances. Which makes me think, do I actually have kind of existential smart or do I already know that at some subconscious level before I speak it out?

Anyways, I figure it’d best to keep typing and noting all my thoughts here for that maybe I can understand my own self more thoroughly.

To be honest, I’m back to that addiction, and neglecting (1 day) of improving myself really. Part of me may thinking: “Is there any actual good or meaning to keep practicing French/ learning philosophy? Do I need something else, or have I already been completed?” ANd any time like now when facing with the “bagel” (we all know it’s there, and all of us can find them anytime), I wonder myself if that addiction is so clingy or I really want it? And then, what I really want? What kind of path I chose: number 2 or number 3? I really want to cry out to God, asking for His blessing and His strength, but I know I’m always weak in faith, and I’ve been walking with my 2 feet on both roads simultaneously for a while now.

Anyways, c’est marveilleux que ce film me fait à penser: What I really want, What am I truly seeking (not work, not reputation, not money, they are not the end that I seek), and this thought help me to reconsider and prevent me from continuing procrastinate in the sideroad tavern.



Tuesday 28 September 2021

TRIẾT HỌC: PLATO CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI ĐỀ RA LÝ THUYẾT CHO CHÍNH QUYỀN TOÀN TRỊ? (P.2)

 Phỏng dịch từ "Is Plato a theorist for totalitarian government?" trong Routledge Philosophy Guidebook to Plato and The Republic của Nickolas Pappas.

2/ Các khác biệt:

Trong khi có những điểm tương đồng đã kể, ta cần nhớ rằng sự hợp nhất hữu tương của Nhà nước kiểu Plato thiếu đi nỗi hoài niệm điên cuồng được tìm thấy trong mô hình chủ nghĩa phát xít hiện đại, và khi suy xét mọi lời giảng giải của Plato về quyền hạn của nhà lãnh đạo, quyền lực này vẫn ít hơn nhiều khi so với trong chế độ toàn trị.

Trước hết, sự hợp nhất quốc gia qua kêu gọi của lãnh đạo phát xít không phải là một hiện tượng tự bộc phát, mà là ảo tưởng xã hội học về những hình thái sinh sống cộng đồng cổ xưa đã bị đánh mất trong thế giới hiện đại. Lời hùng biện đầy giả dối của phát xít phản bội nỗ lực áp đặt giấc mơ cộng đồng đó bằng vũ lực. Khi so sánh, cái ý tưởng của Plato rằng cộng đồng là một gia đình mở rộng đã hiện diện sẵn trong thành Athen thời đó. Nhân dân của mọi thành phố Hi Lạp nhìn nhận chính họ đều thuộc dòng dõi của một phả hệ duy nhất. Plato không đáng phải nhận sự soi xét đặc biệt nào chỉ vì ông lặp lại não trạng của con người thời ông, cũng như không đáng bị gắn mác "phát xít"; một điều làm cho tinh thần yêu nước của chủ nghĩa phát xít hiện đại nguy hiểm là vì sự áp đặt cứng nhắc một truyền thống xa lạ vào bối cảnh xã hội đương thời.

Đồng thời hoàn toàn có thể khẳng định rằng Cộng hòa không chứa ẩn ý nào về phân biệt chủng tộc. Sự phân biệt của dân Hi Lạp trong các tác phẩm Plato giữa họ và các "dân tộc man di khác" chỉ là một định kiến dân tộc mà không bao gồm học thuyết dân tộc. Thật vậy, người sống cùng thời với ông trong chế độ dân chủ dùng thứ ngôn ngữ mang đậm sự phân biệt chủng tộc (hoặc chủ nghĩa quốc gia) hơn Plato nhiều. Điếu văn nổi tiếng của Pericles, khi trích dẫn Lịch sử Cuộc chiến Peloponnisos của Thucydides, đã tuyên dương người dân Athen có đức hạnh quân sự mà người Sparta không thể bì kịp. Người Sparta liên tục tập luyện cho chiến tranh và người Athen thì không- vậy thì sự trỗi vượt của dân Athen dựa trên đâu? Pericles ngụ ý mạnh mẽ, theo cách thức giống một nhà chủ nghĩa dân tộc hiện đại, rằng khác biệt đức hạnh này là do khác biệt về bản chất: chỉ cần là con dân Athen thì bạn đã có phẩm chất vĩ đại hơn.

Hơn nữa, Plato không cá nhân hóa nhà nước đến mức đòi hỏi sự trung thành phi lý trí từ công dân của nó. Nếu các triết gia mà sinh ra tại những thành bang sẵn có không nợ trách nhiệm phục vụ nhân dân với cộng đồng đó (520b), thì nghĩa vụ tham chính phải dựa trên công trạng của thành phố đó. Và trong Quyển 9, Socrates thừa nhận rằng một người chỉ nợ lòng trung thành với một thành phố được lãnh đạo tốt, hoặc với một mô hình của thành phố đó trong linh hồn (591d-e). Bất kì ai có trí tuệ sẽ chỉ quan tâm đầu tư cho chế độ này, và "sẽ không phải bận tâm chính sự" trong thành bang đã tồn tại sẵn (592a, 592b). Một học thuyết cho rằng tình cảm công dân chỉ phù hợp trong một thành phố cai trị tốt không thể tương đương với quan điểm một người thờ phượng tổ quốc là đúng hay sai.

Sự tức giận thời nay đối với điểm nhấn mạnh của Plato về tình trạng hiệp nhất có lẽ sẽ làm Plato bối rối. Với Plato hiệp nhất là một tình trạng cần thiết của chính trị. Thành phố tồn tại là để bù trừ cho những thiếu hụt từng các thành viên trong đó. Khi ông nhấn mạnh về thống nhất, do đó, ông không hiểu là phải đặt một giá trị lên trên các giá trị khác, nhưng là nắm giữ giá trị nào giúp cho cộng đồng tồn tại. Dựa trên cách các công dân của chế độ dân chủ kêu gọi sự đồng thuận rộng rãi về những vấn đề quan trọng, thì sự đồng thuận đó chính nó không phải là toàn trị. Và lưu ý rằng không có sự cưỡng ép đồng thuận. Plato rất cố gắng để giữ cho quân đội không khủng bố người dân, trên nền tảng rằng một nhà nước tốt sẽ dựa vào thuyết phục chân chính hơn là vũ lực (548b, 552e).

Về các tuyên ngôn cho quyền lực nhà nước Plato- và chúng thì quan trọng- ta nên nhớ rằng phần lớn trong đó chỉ đề cập đến giai cấp thống trị. Mọi NN toàn trị có một tầng lớp thống trị; nhưng không có NN nào trong đó đặt những luật bất công và ngược đãi chỉ cho giai cấp thống trị và để đại bộ phận dân chúng sống cuộc đời họ vốn có. Không có NN nào phân ly quyền lực kinh tế ra khỏi quyền lực chính trị- thật vậy, học thuyết Marx cho rằng sự phân ly là không thể xảy ra. Không có NN nào bắt đầu với sự chuẩn bị kĩ lưỡng để tránh chính quyền rơi vào tay của một gia tộc. Chỉ có NN của Plato mới có những chuyện đó thôi.

Những khác biệt khác giữa Plato và các nhà toàn trị hiện đại có vẻ quá nhỏ nhặt để cần nhắc đến, nhưng đủ để làm cho ta thấy tệ nhất thì Plato cũng chỉ là tiền thân của học thuyết chuyên chế (authoriatian), chứ không thể là một nhà toàn trị học. Trước hết, một sự thật hiển nhiên rằng chủ nghĩa toàn trị chỉ mới khả dĩ trong thời hiện đại, bởi thời nay nó mới có đủ những công cụ nó cần. Hệ thống điện thoại, TV, và súng ống giúp nhà nước theo dõi dân chúng, oanh tạc dân chúng với thông tin sai lệch, và để dân ngoan hiền như cừu qua việc họ gặp nhiều bất lợi khi dám đối mặt chính quyền. Chưa kể những công cụ nhanh hơn và tinh vi hơn của nhà nước tàn bạo hiện đại. Nếu Plato biết về những công cụ này có lẽ ông sẽ sử dụng nó; tuy nhiên, ông không có chúng và ông phải phác thảo một thực thể chính trị rất khác về cách thức, chứ không chỉ khác về mức độ, so với NN toàn trị. Trong một thế giới khác ông có lẽ đã đề xướng một bộ máy nhà nước đáng sợ, nhưng ở thế giới này nói ông đi mô tả NN toàn trị chẳng khác gì nói ông làm thơ Song Thất Lục Bát.

Điểm thứ hai, Cộng hòa hầu như thiếu một cách xuyên suốt một nguyên liệu quan trọng cho dung mạo NN toàn trị, mang tên là sự chú ý bệnh hoạn đến các chi tiết. Nghĩ đến gian kế của Ezra Pound về tem và bài để ngăn dân tích trữ tiền bạc trong ngân hàng; các cấm đoán độc tài của Stalin về toán học mà các chiến lược gia kinh tế Soviet được phép sử dụng; sự xác định kì quái của Nazi về những ai được xem là người Do Thái. Những ám ảnh về cấu trúc chính trị này, qua việc thi hành quyền lực trong những điều nhỏ nhặt, không hề tìm thấy trong Cộng hòa. Plato mắc cái lỗi diễn đạt mập mờ, chứ không phải là đưa ra chi tiết kĩ càng, và do đó cho thấy sự thiếu nồng nhiệt của ông với việc thực hành cai trị nhà nước.

  Sau cùng, có những người nói Plato là nhà toàn trị bởi vì ông tin rằng những dự luật đạo đức có thể được biết đến chắc chắn như toán học. Plato rõ là có tin; nhưng tin không có biến ông thành nhà độc tài mà không kết tội đại bộ phận tín ngưỡng tôn giáo, và phần lớn học thuyết đạo đức. Có lẽ niềm tin của Plato là sai, thậm chi sai một cách nguy hiểm; nhưng gọi đó là toàn trị là hoàn toàn thiếu công bằng, không chỉ cho ông mà cho các tín đồ của những chuẩn mực đạo đức khách quan chưa từng rơi vào niềm tin hay thực hành toàn trị.

 3/ Các điểm đáng lo ngại còn lại về chính trị Platon:

Một điểm đáng lo ngại chưa kể đến là về phong cách tư duy chính trị của Plato. Ông cùng một giuộc với các triết gia chính trị thời Khai sáng vì tin rằng truyền thống không có tác dụng có ích gì về mặt chính trị; và "chính trị như thường lệ" (politics as usual: con vua thì lại làm vua...) là một thứ ác độc cần nên tránh. 

Khi Socrates kêu gọi mọi người trên 10 tuổi bị lưu đày khỏi thành phố, và các triết gia "nhồi sọ" những đứa trẻ còn lại (540e-541a), ông bỏ hết mọi nghi ngờ về trân trọng giá trị truyền thống trong nhà nước của mình. Cộng hòa vẫn giữ lại vai trò Delphi, nhưng ngoài ra không còn lại gì cho truyền thống mà người đương thời của Plato vốn tự hào. Chính quyền toàn trị không muốn sự trì trệ nào trên con đường phát triển xã hội mới; truyền thống, dù tốt hay xấu, đều được xem là gây ra sự trì trệ đó. Plato thúc ép triết lí chính trị phải từ chối những tập quán mà chưa từng bị bãi bỏ, và điều đó đã tự thể hiện qua những triết lí ngày nay ta gọi là chính quyền toàn trị.

Plato cũng không nghĩ về những thực trạng của chính trị vốn có. Ông không phải nhà tư tưởng chính trị, nên không hề giả định về sự đối lập đảng phái. Sự hờ hững này có lẽ là di sản nguy hiểm nhất của Cộng hòa. Nó giải phóng vào trong các hoạt động chính trị một thói quen nhắm đến kết quả bằng mọi cách thức. Đây tinh thần này làm cho triết lí chính trị bị phân ly với chính trị thực tế, hoặc chỉ tìm thấy sự hòa hợp của cả hai trong nhà nước toàn trị: miễn là học thuyết tự đặt ra tác vụ mô tả một thế giới không chính sự, nó có khả năng được thực hành bởi các nhà toàn trị.

Sunday 26 September 2021

TRIẾT HỌC: PLATO CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI ĐỀ RA LÝ THUYẾT CHO CHÍNH QUYỀN TOÀN TRỊ?

 Phỏng dịch từ "Is Plato a theorist for totalitarian government?" trong Routledge Philosophy Guidebook to Plato and The Republic của Nickolas Pappas.

1/ Các điểm tương đồng hiển nhiên:

 Kể từ sự trỗi dậy của chủ nghĩa toàn trị hiện đại, các kẻ thfu của nó đã chỉ ra sự tương đồng của chủ nghĩa này với mô hình nhà nước kiểu Plato. Lý lẽ của họ trở nên thuyết phục hơn bởi các sách Nazi và chủ nghĩa Stalin đã hoan hỉ nhận Plato là "ông tổ". Với hình ảnh một gia đình lớn là thành phố và các quyền lực đem đến cho nhà cầm quyền, chúng tôi cũng cảm thấy có một sự tương đồng không hề nhẹ.

  Hình ảnh chủ nghĩa cộng sản phổ biến trước tiên đến với tâm trí khi chúng ta nghe Plato nói về đời sống chung và tình trạng vô sản của giai cấp vệ quốc. Những đặc điểm cụ thể khác của thành phố lí tưởng sẽ nhắc người đọc về chủ nghĩa phát xít hiện đại, và đặc biệt là sự tôn thờ hiệp nhất. Dưới chủ nghĩa phát xít, nhà nước có một danh tính trỗi vượt hơn cả một tập hợp các cá nhân đã hình thành nó. Các công dân nợ lòng trung thành với nhà nước, với chức năng như gia đình của mọi người; lòng trung thành gia đình trở thành một sự củng cố liên tục cho sự cống hiến thảo hiếu của những người con cho nhà nước. Trong nhiều trường hợp, nhà nước tập trung rất nhiều vào tổ chức quân sự. Khi không có chiến tranh hoặc không lên kế hoạch cho chiến tranh, NN vẫn diễn tả đặc tính quân phiệt trong hệ thống cấp bậc công dân cứng nhắc. Đời sống thông thường trở thành doanh trại quân đội.

  Qua đó dù kể bằng cách nào, Plato cũng mang một ấn tương ban đầu (pirma facie) khá ô uế do nét tương đồng với một nhà phát xít. Bị lên án dữ dội nhất là lí thuyết hữu tương của ông về NN, nghĩa là cảm nhận rằng đối với ông thành bang được kể như một cá thể. Sự ví von giữa người và thành đã giả định trước cho một thực tại rằng thành bang hiện hữu không đơn thuần chỉ là một tập hợp của những con người mà có. Và khi thêm giấc mộng của Plato về sự triệt tiêu hình thái gia đình, để những vướng mắc tình cảm vốn kéo con người hướng tới mục đích cá nhân bây giờ truyền hết qua cho sự đồng nhất xã hội, thì mọi đặc tính tôn thờ thành bang đã được thiết lập. 

  Mô hình NN Plato sản sinh thêm các chế độ toàn trị trong chủ nghĩa chuyên quyền độc tài (authoritarianism) của nó. Kiến thức về Hình thái của cái Tốt (Form of the Good) mà các triết gia có cho phép sự thống trị hoàn toàn của họ lên đời sống các công dân khác: tranh luận chính trị tự do đối với Plato vô nghĩa như yêu cầu trẻ con bỏ phiếu cho kết quả của một bài tập toán. Như mọi chính quyền làm, các vệ quốc cũng sẽ tạo luật về các khế ước, về sự phỉ báng/ xúc phạm, áp đặt thuế và điều hòa giao thương (425c-d). Nhưng chúng ta cũng thấy họ nói dối với dân về sự sinh sản (414d-415a), và dối lừa vệ quốc về "cộng sự giao phối" của họ (460a); lên kế hoạch "lai giống" cho vệ quốc dựa theo các học thuyết ưu sinh (eugenic theories) (459); hạn chế diễn văn và thơ ca; "nhồi sọ" thế hệ vệ quốc trẻ.

Một độc giả thiếu cảm thông cho Plato sẽ ngay lập tức nghĩ về khả năng lạm dụng và phạm lỗi, khi giả sử lãnh đạo có khuyết điểm nhân cách hoặc kiến thức không hoàn thiện. Ở đây chính là lời thách đố; bởi Plato thừa nhận cả hai trường hợp khiếm khuyết đó đều có thể xảy ra (khiếm khuyết phẩm chất cai trị hoặc kiến thức yếu kém về sự lai giống vệ quốc). Socrates mô tả một số lượng lớn các bài test để phân biệt những vệ quốc đứng đắn với những anh chị em không xứng đáng của họ (413d-414a, 535a, 537a), ban hành án phát cho những người không học được các bài học đạo đức (468-469a), và cảnh báo các ứng viên trẻ về sự sa đọa nếu họ được học biện chứng pháp quá sớm (537c-539d). Đối với lỗi sai, thành bang tuyệt hảo bắt đầu suy sụp, trở nên bất công bất chính bởi vì các sai lầm của những nhà lãnh đạo này về sự gây giống (546a-547a). Ban cho thế hệ sau quyền lực cai trị căn cứ theo phẩm chất tốt lành hoặc là trí thông minh thì đều phản bội ý định của Plato để đầu tư cho các nhà lãnh đạo bằng quyền lực thậm chí khi họ sai trái; ý định đó đánh dấu một sự khác biệt quan trọng giữa chuyên gia độc tài và cái gì đó giống như sự tôn sùng Nhà nước.

(Xem tiếp phần 2: sự khác biệt)