Phỏng dịch từ "Is Plato a theorist for totalitarian government?" trong Routledge Philosophy Guidebook to Plato and The Republic của Nickolas Pappas.
1/ Các điểm tương đồng hiển nhiên:
Kể từ sự trỗi dậy của chủ nghĩa toàn trị hiện đại, các kẻ thfu của nó đã chỉ ra sự tương đồng của chủ nghĩa này với mô hình nhà nước kiểu Plato. Lý lẽ của họ trở nên thuyết phục hơn bởi các sách Nazi và chủ nghĩa Stalin đã hoan hỉ nhận Plato là "ông tổ". Với hình ảnh một gia đình lớn là thành phố và các quyền lực đem đến cho nhà cầm quyền, chúng tôi cũng cảm thấy có một sự tương đồng không hề nhẹ.
Hình ảnh chủ nghĩa cộng sản phổ biến trước tiên đến với tâm trí khi chúng ta nghe Plato nói về đời sống chung và tình trạng vô sản của giai cấp vệ quốc. Những đặc điểm cụ thể khác của thành phố lí tưởng sẽ nhắc người đọc về chủ nghĩa phát xít hiện đại, và đặc biệt là sự tôn thờ hiệp nhất. Dưới chủ nghĩa phát xít, nhà nước có một danh tính trỗi vượt hơn cả một tập hợp các cá nhân đã hình thành nó. Các công dân nợ lòng trung thành với nhà nước, với chức năng như gia đình của mọi người; lòng trung thành gia đình trở thành một sự củng cố liên tục cho sự cống hiến thảo hiếu của những người con cho nhà nước. Trong nhiều trường hợp, nhà nước tập trung rất nhiều vào tổ chức quân sự. Khi không có chiến tranh hoặc không lên kế hoạch cho chiến tranh, NN vẫn diễn tả đặc tính quân phiệt trong hệ thống cấp bậc công dân cứng nhắc. Đời sống thông thường trở thành doanh trại quân đội.
Qua đó dù kể bằng cách nào, Plato cũng mang một ấn tương ban đầu (pirma facie) khá ô uế do nét tương đồng với một nhà phát xít. Bị lên án dữ dội nhất là lí thuyết hữu tương của ông về NN, nghĩa là cảm nhận rằng đối với ông thành bang được kể như một cá thể. Sự ví von giữa người và thành đã giả định trước cho một thực tại rằng thành bang hiện hữu không đơn thuần chỉ là một tập hợp của những con người mà có. Và khi thêm giấc mộng của Plato về sự triệt tiêu hình thái gia đình, để những vướng mắc tình cảm vốn kéo con người hướng tới mục đích cá nhân bây giờ truyền hết qua cho sự đồng nhất xã hội, thì mọi đặc tính tôn thờ thành bang đã được thiết lập.
Mô hình NN Plato sản sinh thêm các chế độ toàn trị trong chủ nghĩa chuyên quyền độc tài (authoritarianism) của nó. Kiến thức về Hình thái của cái Tốt (Form of the Good) mà các triết gia có cho phép sự thống trị hoàn toàn của họ lên đời sống các công dân khác: tranh luận chính trị tự do đối với Plato vô nghĩa như yêu cầu trẻ con bỏ phiếu cho kết quả của một bài tập toán. Như mọi chính quyền làm, các vệ quốc cũng sẽ tạo luật về các khế ước, về sự phỉ báng/ xúc phạm, áp đặt thuế và điều hòa giao thương (425c-d). Nhưng chúng ta cũng thấy họ nói dối với dân về sự sinh sản (414d-415a), và dối lừa vệ quốc về "cộng sự giao phối" của họ (460a); lên kế hoạch "lai giống" cho vệ quốc dựa theo các học thuyết ưu sinh (eugenic theories) (459); hạn chế diễn văn và thơ ca; "nhồi sọ" thế hệ vệ quốc trẻ.
Một độc giả thiếu cảm thông cho Plato sẽ ngay lập tức nghĩ về khả năng lạm dụng và phạm lỗi, khi giả sử lãnh đạo có khuyết điểm nhân cách hoặc kiến thức không hoàn thiện. Ở đây chính là lời thách đố; bởi Plato thừa nhận cả hai trường hợp khiếm khuyết đó đều có thể xảy ra (khiếm khuyết phẩm chất cai trị hoặc kiến thức yếu kém về sự lai giống vệ quốc). Socrates mô tả một số lượng lớn các bài test để phân biệt những vệ quốc đứng đắn với những anh chị em không xứng đáng của họ (413d-414a, 535a, 537a), ban hành án phát cho những người không học được các bài học đạo đức (468-469a), và cảnh báo các ứng viên trẻ về sự sa đọa nếu họ được học biện chứng pháp quá sớm (537c-539d). Đối với lỗi sai, thành bang tuyệt hảo bắt đầu suy sụp, trở nên bất công bất chính bởi vì các sai lầm của những nhà lãnh đạo này về sự gây giống (546a-547a). Ban cho thế hệ sau quyền lực cai trị căn cứ theo phẩm chất tốt lành hoặc là trí thông minh thì đều phản bội ý định của Plato để đầu tư cho các nhà lãnh đạo bằng quyền lực thậm chí khi họ sai trái; ý định đó đánh dấu một sự khác biệt quan trọng giữa chuyên gia độc tài và cái gì đó giống như sự tôn sùng Nhà nước.
(Xem tiếp phần 2: sự khác biệt)
No comments:
Post a Comment