Tuesday 28 September 2021

TRIẾT HỌC: PLATO CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI ĐỀ RA LÝ THUYẾT CHO CHÍNH QUYỀN TOÀN TRỊ? (P.2)

 Phỏng dịch từ "Is Plato a theorist for totalitarian government?" trong Routledge Philosophy Guidebook to Plato and The Republic của Nickolas Pappas.

2/ Các khác biệt:

Trong khi có những điểm tương đồng đã kể, ta cần nhớ rằng sự hợp nhất hữu tương của Nhà nước kiểu Plato thiếu đi nỗi hoài niệm điên cuồng được tìm thấy trong mô hình chủ nghĩa phát xít hiện đại, và khi suy xét mọi lời giảng giải của Plato về quyền hạn của nhà lãnh đạo, quyền lực này vẫn ít hơn nhiều khi so với trong chế độ toàn trị.

Trước hết, sự hợp nhất quốc gia qua kêu gọi của lãnh đạo phát xít không phải là một hiện tượng tự bộc phát, mà là ảo tưởng xã hội học về những hình thái sinh sống cộng đồng cổ xưa đã bị đánh mất trong thế giới hiện đại. Lời hùng biện đầy giả dối của phát xít phản bội nỗ lực áp đặt giấc mơ cộng đồng đó bằng vũ lực. Khi so sánh, cái ý tưởng của Plato rằng cộng đồng là một gia đình mở rộng đã hiện diện sẵn trong thành Athen thời đó. Nhân dân của mọi thành phố Hi Lạp nhìn nhận chính họ đều thuộc dòng dõi của một phả hệ duy nhất. Plato không đáng phải nhận sự soi xét đặc biệt nào chỉ vì ông lặp lại não trạng của con người thời ông, cũng như không đáng bị gắn mác "phát xít"; một điều làm cho tinh thần yêu nước của chủ nghĩa phát xít hiện đại nguy hiểm là vì sự áp đặt cứng nhắc một truyền thống xa lạ vào bối cảnh xã hội đương thời.

Đồng thời hoàn toàn có thể khẳng định rằng Cộng hòa không chứa ẩn ý nào về phân biệt chủng tộc. Sự phân biệt của dân Hi Lạp trong các tác phẩm Plato giữa họ và các "dân tộc man di khác" chỉ là một định kiến dân tộc mà không bao gồm học thuyết dân tộc. Thật vậy, người sống cùng thời với ông trong chế độ dân chủ dùng thứ ngôn ngữ mang đậm sự phân biệt chủng tộc (hoặc chủ nghĩa quốc gia) hơn Plato nhiều. Điếu văn nổi tiếng của Pericles, khi trích dẫn Lịch sử Cuộc chiến Peloponnisos của Thucydides, đã tuyên dương người dân Athen có đức hạnh quân sự mà người Sparta không thể bì kịp. Người Sparta liên tục tập luyện cho chiến tranh và người Athen thì không- vậy thì sự trỗi vượt của dân Athen dựa trên đâu? Pericles ngụ ý mạnh mẽ, theo cách thức giống một nhà chủ nghĩa dân tộc hiện đại, rằng khác biệt đức hạnh này là do khác biệt về bản chất: chỉ cần là con dân Athen thì bạn đã có phẩm chất vĩ đại hơn.

Hơn nữa, Plato không cá nhân hóa nhà nước đến mức đòi hỏi sự trung thành phi lý trí từ công dân của nó. Nếu các triết gia mà sinh ra tại những thành bang sẵn có không nợ trách nhiệm phục vụ nhân dân với cộng đồng đó (520b), thì nghĩa vụ tham chính phải dựa trên công trạng của thành phố đó. Và trong Quyển 9, Socrates thừa nhận rằng một người chỉ nợ lòng trung thành với một thành phố được lãnh đạo tốt, hoặc với một mô hình của thành phố đó trong linh hồn (591d-e). Bất kì ai có trí tuệ sẽ chỉ quan tâm đầu tư cho chế độ này, và "sẽ không phải bận tâm chính sự" trong thành bang đã tồn tại sẵn (592a, 592b). Một học thuyết cho rằng tình cảm công dân chỉ phù hợp trong một thành phố cai trị tốt không thể tương đương với quan điểm một người thờ phượng tổ quốc là đúng hay sai.

Sự tức giận thời nay đối với điểm nhấn mạnh của Plato về tình trạng hiệp nhất có lẽ sẽ làm Plato bối rối. Với Plato hiệp nhất là một tình trạng cần thiết của chính trị. Thành phố tồn tại là để bù trừ cho những thiếu hụt từng các thành viên trong đó. Khi ông nhấn mạnh về thống nhất, do đó, ông không hiểu là phải đặt một giá trị lên trên các giá trị khác, nhưng là nắm giữ giá trị nào giúp cho cộng đồng tồn tại. Dựa trên cách các công dân của chế độ dân chủ kêu gọi sự đồng thuận rộng rãi về những vấn đề quan trọng, thì sự đồng thuận đó chính nó không phải là toàn trị. Và lưu ý rằng không có sự cưỡng ép đồng thuận. Plato rất cố gắng để giữ cho quân đội không khủng bố người dân, trên nền tảng rằng một nhà nước tốt sẽ dựa vào thuyết phục chân chính hơn là vũ lực (548b, 552e).

Về các tuyên ngôn cho quyền lực nhà nước Plato- và chúng thì quan trọng- ta nên nhớ rằng phần lớn trong đó chỉ đề cập đến giai cấp thống trị. Mọi NN toàn trị có một tầng lớp thống trị; nhưng không có NN nào trong đó đặt những luật bất công và ngược đãi chỉ cho giai cấp thống trị và để đại bộ phận dân chúng sống cuộc đời họ vốn có. Không có NN nào phân ly quyền lực kinh tế ra khỏi quyền lực chính trị- thật vậy, học thuyết Marx cho rằng sự phân ly là không thể xảy ra. Không có NN nào bắt đầu với sự chuẩn bị kĩ lưỡng để tránh chính quyền rơi vào tay của một gia tộc. Chỉ có NN của Plato mới có những chuyện đó thôi.

Những khác biệt khác giữa Plato và các nhà toàn trị hiện đại có vẻ quá nhỏ nhặt để cần nhắc đến, nhưng đủ để làm cho ta thấy tệ nhất thì Plato cũng chỉ là tiền thân của học thuyết chuyên chế (authoriatian), chứ không thể là một nhà toàn trị học. Trước hết, một sự thật hiển nhiên rằng chủ nghĩa toàn trị chỉ mới khả dĩ trong thời hiện đại, bởi thời nay nó mới có đủ những công cụ nó cần. Hệ thống điện thoại, TV, và súng ống giúp nhà nước theo dõi dân chúng, oanh tạc dân chúng với thông tin sai lệch, và để dân ngoan hiền như cừu qua việc họ gặp nhiều bất lợi khi dám đối mặt chính quyền. Chưa kể những công cụ nhanh hơn và tinh vi hơn của nhà nước tàn bạo hiện đại. Nếu Plato biết về những công cụ này có lẽ ông sẽ sử dụng nó; tuy nhiên, ông không có chúng và ông phải phác thảo một thực thể chính trị rất khác về cách thức, chứ không chỉ khác về mức độ, so với NN toàn trị. Trong một thế giới khác ông có lẽ đã đề xướng một bộ máy nhà nước đáng sợ, nhưng ở thế giới này nói ông đi mô tả NN toàn trị chẳng khác gì nói ông làm thơ Song Thất Lục Bát.

Điểm thứ hai, Cộng hòa hầu như thiếu một cách xuyên suốt một nguyên liệu quan trọng cho dung mạo NN toàn trị, mang tên là sự chú ý bệnh hoạn đến các chi tiết. Nghĩ đến gian kế của Ezra Pound về tem và bài để ngăn dân tích trữ tiền bạc trong ngân hàng; các cấm đoán độc tài của Stalin về toán học mà các chiến lược gia kinh tế Soviet được phép sử dụng; sự xác định kì quái của Nazi về những ai được xem là người Do Thái. Những ám ảnh về cấu trúc chính trị này, qua việc thi hành quyền lực trong những điều nhỏ nhặt, không hề tìm thấy trong Cộng hòa. Plato mắc cái lỗi diễn đạt mập mờ, chứ không phải là đưa ra chi tiết kĩ càng, và do đó cho thấy sự thiếu nồng nhiệt của ông với việc thực hành cai trị nhà nước.

  Sau cùng, có những người nói Plato là nhà toàn trị bởi vì ông tin rằng những dự luật đạo đức có thể được biết đến chắc chắn như toán học. Plato rõ là có tin; nhưng tin không có biến ông thành nhà độc tài mà không kết tội đại bộ phận tín ngưỡng tôn giáo, và phần lớn học thuyết đạo đức. Có lẽ niềm tin của Plato là sai, thậm chi sai một cách nguy hiểm; nhưng gọi đó là toàn trị là hoàn toàn thiếu công bằng, không chỉ cho ông mà cho các tín đồ của những chuẩn mực đạo đức khách quan chưa từng rơi vào niềm tin hay thực hành toàn trị.

 3/ Các điểm đáng lo ngại còn lại về chính trị Platon:

Một điểm đáng lo ngại chưa kể đến là về phong cách tư duy chính trị của Plato. Ông cùng một giuộc với các triết gia chính trị thời Khai sáng vì tin rằng truyền thống không có tác dụng có ích gì về mặt chính trị; và "chính trị như thường lệ" (politics as usual: con vua thì lại làm vua...) là một thứ ác độc cần nên tránh. 

Khi Socrates kêu gọi mọi người trên 10 tuổi bị lưu đày khỏi thành phố, và các triết gia "nhồi sọ" những đứa trẻ còn lại (540e-541a), ông bỏ hết mọi nghi ngờ về trân trọng giá trị truyền thống trong nhà nước của mình. Cộng hòa vẫn giữ lại vai trò Delphi, nhưng ngoài ra không còn lại gì cho truyền thống mà người đương thời của Plato vốn tự hào. Chính quyền toàn trị không muốn sự trì trệ nào trên con đường phát triển xã hội mới; truyền thống, dù tốt hay xấu, đều được xem là gây ra sự trì trệ đó. Plato thúc ép triết lí chính trị phải từ chối những tập quán mà chưa từng bị bãi bỏ, và điều đó đã tự thể hiện qua những triết lí ngày nay ta gọi là chính quyền toàn trị.

Plato cũng không nghĩ về những thực trạng của chính trị vốn có. Ông không phải nhà tư tưởng chính trị, nên không hề giả định về sự đối lập đảng phái. Sự hờ hững này có lẽ là di sản nguy hiểm nhất của Cộng hòa. Nó giải phóng vào trong các hoạt động chính trị một thói quen nhắm đến kết quả bằng mọi cách thức. Đây tinh thần này làm cho triết lí chính trị bị phân ly với chính trị thực tế, hoặc chỉ tìm thấy sự hòa hợp của cả hai trong nhà nước toàn trị: miễn là học thuyết tự đặt ra tác vụ mô tả một thế giới không chính sự, nó có khả năng được thực hành bởi các nhà toàn trị.

Sunday 26 September 2021

TRIẾT HỌC: PLATO CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI ĐỀ RA LÝ THUYẾT CHO CHÍNH QUYỀN TOÀN TRỊ?

 Phỏng dịch từ "Is Plato a theorist for totalitarian government?" trong Routledge Philosophy Guidebook to Plato and The Republic của Nickolas Pappas.

1/ Các điểm tương đồng hiển nhiên:

 Kể từ sự trỗi dậy của chủ nghĩa toàn trị hiện đại, các kẻ thfu của nó đã chỉ ra sự tương đồng của chủ nghĩa này với mô hình nhà nước kiểu Plato. Lý lẽ của họ trở nên thuyết phục hơn bởi các sách Nazi và chủ nghĩa Stalin đã hoan hỉ nhận Plato là "ông tổ". Với hình ảnh một gia đình lớn là thành phố và các quyền lực đem đến cho nhà cầm quyền, chúng tôi cũng cảm thấy có một sự tương đồng không hề nhẹ.

  Hình ảnh chủ nghĩa cộng sản phổ biến trước tiên đến với tâm trí khi chúng ta nghe Plato nói về đời sống chung và tình trạng vô sản của giai cấp vệ quốc. Những đặc điểm cụ thể khác của thành phố lí tưởng sẽ nhắc người đọc về chủ nghĩa phát xít hiện đại, và đặc biệt là sự tôn thờ hiệp nhất. Dưới chủ nghĩa phát xít, nhà nước có một danh tính trỗi vượt hơn cả một tập hợp các cá nhân đã hình thành nó. Các công dân nợ lòng trung thành với nhà nước, với chức năng như gia đình của mọi người; lòng trung thành gia đình trở thành một sự củng cố liên tục cho sự cống hiến thảo hiếu của những người con cho nhà nước. Trong nhiều trường hợp, nhà nước tập trung rất nhiều vào tổ chức quân sự. Khi không có chiến tranh hoặc không lên kế hoạch cho chiến tranh, NN vẫn diễn tả đặc tính quân phiệt trong hệ thống cấp bậc công dân cứng nhắc. Đời sống thông thường trở thành doanh trại quân đội.

  Qua đó dù kể bằng cách nào, Plato cũng mang một ấn tương ban đầu (pirma facie) khá ô uế do nét tương đồng với một nhà phát xít. Bị lên án dữ dội nhất là lí thuyết hữu tương của ông về NN, nghĩa là cảm nhận rằng đối với ông thành bang được kể như một cá thể. Sự ví von giữa người và thành đã giả định trước cho một thực tại rằng thành bang hiện hữu không đơn thuần chỉ là một tập hợp của những con người mà có. Và khi thêm giấc mộng của Plato về sự triệt tiêu hình thái gia đình, để những vướng mắc tình cảm vốn kéo con người hướng tới mục đích cá nhân bây giờ truyền hết qua cho sự đồng nhất xã hội, thì mọi đặc tính tôn thờ thành bang đã được thiết lập. 

  Mô hình NN Plato sản sinh thêm các chế độ toàn trị trong chủ nghĩa chuyên quyền độc tài (authoritarianism) của nó. Kiến thức về Hình thái của cái Tốt (Form of the Good) mà các triết gia có cho phép sự thống trị hoàn toàn của họ lên đời sống các công dân khác: tranh luận chính trị tự do đối với Plato vô nghĩa như yêu cầu trẻ con bỏ phiếu cho kết quả của một bài tập toán. Như mọi chính quyền làm, các vệ quốc cũng sẽ tạo luật về các khế ước, về sự phỉ báng/ xúc phạm, áp đặt thuế và điều hòa giao thương (425c-d). Nhưng chúng ta cũng thấy họ nói dối với dân về sự sinh sản (414d-415a), và dối lừa vệ quốc về "cộng sự giao phối" của họ (460a); lên kế hoạch "lai giống" cho vệ quốc dựa theo các học thuyết ưu sinh (eugenic theories) (459); hạn chế diễn văn và thơ ca; "nhồi sọ" thế hệ vệ quốc trẻ.

Một độc giả thiếu cảm thông cho Plato sẽ ngay lập tức nghĩ về khả năng lạm dụng và phạm lỗi, khi giả sử lãnh đạo có khuyết điểm nhân cách hoặc kiến thức không hoàn thiện. Ở đây chính là lời thách đố; bởi Plato thừa nhận cả hai trường hợp khiếm khuyết đó đều có thể xảy ra (khiếm khuyết phẩm chất cai trị hoặc kiến thức yếu kém về sự lai giống vệ quốc). Socrates mô tả một số lượng lớn các bài test để phân biệt những vệ quốc đứng đắn với những anh chị em không xứng đáng của họ (413d-414a, 535a, 537a), ban hành án phát cho những người không học được các bài học đạo đức (468-469a), và cảnh báo các ứng viên trẻ về sự sa đọa nếu họ được học biện chứng pháp quá sớm (537c-539d). Đối với lỗi sai, thành bang tuyệt hảo bắt đầu suy sụp, trở nên bất công bất chính bởi vì các sai lầm của những nhà lãnh đạo này về sự gây giống (546a-547a). Ban cho thế hệ sau quyền lực cai trị căn cứ theo phẩm chất tốt lành hoặc là trí thông minh thì đều phản bội ý định của Plato để đầu tư cho các nhà lãnh đạo bằng quyền lực thậm chí khi họ sai trái; ý định đó đánh dấu một sự khác biệt quan trọng giữa chuyên gia độc tài và cái gì đó giống như sự tôn sùng Nhà nước.

(Xem tiếp phần 2: sự khác biệt)

Saturday 18 September 2021

Một chút suy nghĩ vào ban sáng

 Đêm qua mới thử không dùng phone trước đi ngủ 30 phút, vào hiển nhiên mình dễ vào giấc ngủ hơn, ngủ một giấc thấy sâu hơn, và sảng khoái hơn nhiều vào buổi sáng. Và có lẽ do mình mệt nhiều, nên gần đây đêm nào ngủ cũng mơ, và có những giấc mơ rất lạ.
Như hôm qua lại mơ về ông bác vừa mất, ổng hiện về trong “giấc mơ của giấc mơ” để nhắn nhủ mình gì đó, sau đó khi “tỉnh dậy trong giấc mơ”, mình lại cảm thấy ổng nhắn nhủ rất sống động. Đôi khi tự hỏi có phải những giấc mơ của mình là do sự dồn nén những tâm thức, những xúc cảm đè nén lâu dài, trong mơ mới được bộc phát?
Anyways, từ giấc mơ làm buổi sáng khi mình thức dậy, điều đầu tiên mình nghĩ đến là cái sự chóng vánh ở đời này. Như ông bác mình chả ai đoán nổi ổng sẽ ra đi sớm vậy, sớm mà chưa kịp làm gì. Mà đâu phải chỉ ổng, còn rất nhiều người khác cũng vậy. Mình chợt nhận ra mình đang gặp khủng hoảng hiện sinh.
Rốt cuộc đời người có nghĩa gì không? Sống đó rồi chết đó, như một cơn gió thoảng qua, hay như một bông hoa nở rồi lại tàn. Rốt cuộc, tất cả những gì ta làm nó có ý nghĩa gì cho đời hay không? Hay chính nó cũng là hư ảo và thoáng qua, rồi cũng sẽ tan biến, kể cả danh dự, kể cả công trạng, kể cả một bệnh nhân ta cứu được họ hôm nay, nhưng rồi nay mai- hay vài năm sau, hay mười năm sau nữa họ cũng sẽ chết, vì đó là bản chất của con người cũng như những gì thuộc về con người?
Từ khủng hoảng hiện sinh, là câu hỏi mà chắc chắn ai cũng sẽ gặp- người hay suy tư thì gặp sớm, người vô tư lo chè chén thì đến lúc sắp lìa đời mới ngỡ ra- ta mới có 3 hướng suy nghĩ chính (hoặc có thể nhiều hơn nhưng trong 1 buổi sớm mai mình chỉ nghĩ được vậy)

   - Nếu đời người rồi cũng sẽ đi, vậy sao không tận hưởng, thỏa mãn hết những gì ngon lành, tốt đẹp, khêu gợi trên đời, để khi nhắm mắt xuôi tay ta không còn gì hối tiếc? (chủ nghĩa khoái lạc)
    Hay tiếp tục chìm vào khoảng tối của cuộc sống, tiếp tục để bản thân bị nhấn chìm trong khoảng tối của hiện sinh, của cuộc đời, của sự vô nghĩa? (chủ nghĩa hư vô)
   Hay nhận ra vì mình không còn nhiều thời gian, vì cuộc sống của mình rồi cũng mất, nên cố gắng sống cho đúng, cho trọn hết phần đời còn lại của mình sao cho nó đáng giá là một con người đúng nghĩa nhất, điều cũng đồng nghĩa với việc là chấp nhận dòng chảy của tự nhiên? (chủ nghĩa khắc kỷ)


Ý thứ hai thực ra chỉ là ý sơ khai, ý trung gian, vì từ ý này bắt buộc dẫn người ta đến những chủ nghĩa còn lại, hoặc tiếp tục dấn sâu vào khoảng tối, trầm cảm và tự sát (!?).
Nhưng mình muốn nói về ý thứ 3 hơn, vì 2 ý đầu nhân loại đã có nhiều người làm theo như thế rồi. Vậy ý thứ 3 là thế nào và nó có thực sự tốt đẹp hơn 2 ý kia không?


Trước hết, con người vốn bản chất cũng là một loài vật. Nhưng con người là sinh vật thượng đẳng nhất trên Trái Đất này. Tại sao lại vậy? Vì con người có tư duy, có quan điểm, có sự tự đánh giá, tự đặt ra những khái niệm trừu tượng khác từ tư duy như đạo đức, pháp luật, các chủ nghĩa, sự nhận thức…. Nhưng vì cũng là một phần của tự nhiên, thì đòi hỏi con người phải chấp nhận quy luật tự nhiên đã vạch sẵn: sinh ra, ăn uống, tiêu thụ, sản xuất, sinh con đẻ cái, già, bệnh và chết đi. Vậy nếu một người chỉ tuân theo những đòi hỏi của phần “con”, những ham muốn tầm thường, thì tự hỏi con người có phải đã tự đem mình ngang hàng với những loài vật khác như chó, mèo, bò… hay không? Ngay cả khi làm vậy, dù ở mức cố gắng điều độ nhưng lại không đi kèm với chủ nghĩa khắc kỷ (tức không dấn thân hoàn thiện mình, làm cho tốt nhất vai trò của mình mà chỉ lo hưởng thụ), thì vẫn không làm cho họ khác súc vật bao nhiêu (nếu có khác thì chắc chỉ ở chỗ con người có quần có áo, có nhiều cách hưởng thụ hơn chúng). Phải hiểu rằng, con người sinh lão bệnh tử, tức cũng là một phần của tự nhiên, thì con người phải tuân theo tự nhiên. Chỉ nhằm thỏa mãn những ham muốn của mình không phải thuận theo tự nhiên, vì chính tự nhiên đã đặt cho con người những năng lực để làm những việc cao cả hơn là ăn không ngồi rồi.
→ một con người thuận theo tự nhiên đó là phải làm cho tốt bổn phận của mình, phải rèn luyện tư duy, đạo đức, phải chịu trách nhiệm tốt nhất cho những thứ thuộc tầm kiểm soát


Ý thứ hai, 2 chủ nghĩa khoái lạc và khắc kỷ, cái nào lợi hơn? Cứ cho là một người nói “kệ mẹ tự nhiên, tao sống theo ý tao” đi, thì rốt cuộc lúc đó có cách nào chứng minh cho họ là khắc kỷ, xông pha dấn thân phấn đấu mới là lối sống cho họ nhiều điều lợi nhất chứ không phải hưởng lạc an nhàn ngày qua ngày? Nhìn thì có vẻ sẽ dễ đồng tình với lạc thú, vì nó cho ta cái lợi sỗ sàng có ngay trước mắt. Nhưng hãy nhìn kĩ lại! Và nhớ lại ví von của Plato: một người đau đớn cùng cực, khi vừa hết bệnh hết đau đớn thì anh ta thấy nhẹ nhõm, thảnh thơi và hạnh phúc, nhưng hạnh phúc của anh ta chỉ là tương đối, vì thiếu vắng sự đau khổ, chứ không phải hạnh phúc thực sự. Sự thể tương tự như một người ở một cái tháp gồm phần đỉnh, phần giữa và phần đáy; anh ta ở phần giữa và không biết đến phần đỉnh, đột ngột bị đẩy xuống phần đáy, sau đó trồi được lên phần giữa thì sẽ vẫn nghĩ là phần giữa là phần cao nhất của tháp. Cũng vậy, hưởng lạc thú, những cái hạnh phúc có liền ngay trước mắt và (tương đối) dễ thỏa mãn ấy (ít ra là so với những cái khắc kỷ cố đạt được thì minh nói nó dễ hơn), người ta sẽ dễ sai lầm cho rằng đó là những lạc thú tốt nhất thế gian. Nhưng nào đâu phải vậy, vì họ có biết đến hạnh phúc đích thực là gì đâu! Hãy nhớ câu chuyện về người đàn ông không có chiếc áo lót lại là người hạnh phúc nhất của một vương quốc, hay các nho sĩ ngày xưa thường thích sống ẩn dật, vui thú Côn Sơn Ca hơn là đấu đá giành lợi lộc, để ít nhất có một cái mường tượng khá rõ ràng rằng có những thứ hạnh phúc vĩ đại hơn cả những thứ hạnh phúc mà nhân loại đa số quá coi trọng (danh, lợi, thú). Hạnh phúc thực sự ấy, triết gia Hi Lạp xưa gọi là eudaimonia, chỉ có thể kiếm được qua việc giữ vững các đức hạnh. Và một quy luật của vũ trụ là, cái nào dễ kiếm thấy sẽ không giá trị bằng những gì khó đạt được, và dĩ nhiên sẽ không bền vững bằng, sẽ không bao giờ thấy đủ đầy hay thỏa mãn hoàn toàn. Người lo hưởng khoái lạc sẽ không ngừng tìm kiếm và lấp đầy cơ thể mình những dục vọng, nhưng họ sẽ mãi không cảm thấy đủ đầy, rằng tâm hồn họ trống vắng thứ gì đó, và kết quả là, trong một đêm tối sau một ngày dài ăn chơi nhậu nhẹt sa đọa, trong đêm tối cô độc như thế, đối diện với chính tâm hồn mình, để rồi cũng lại trầm uất rơi vào chủ nghĩa hư vô, và cảm thấy linh hồn mình đói khát trống rỗng. Nhưng người cố gắng hoàn thiện mình, làm tốt những gì trong tầm kiểm soát bản thân, để vươn tới những đức hạnh cao cả nhất, sẽ cảm thấy tâm hồn hạnh phúc thư thái. Họ có quan tâm gì tới tiếng tăm để lại cho đời, hay của cải họ đạt được, hay những thú vui họ bỏ lỡ không? Chắc chắn là không, vì họ hiểu rằng những thứ đó là thoáng qua và không giúp họ thỏa mãn hoàn toàn được, họ dĩ nhiên cũng tận hưởng những thứ đó nhưng trong chừng mực mà sự khôn ngoan cho phép, và không hoàn toàn để bản thân bị điều khiển bởi những thứ đó.
Và để nói cho rõ điểm này, con người là một phần của vũ trụ, nên phải tuân theo những quy luật không sao tránh được. Như Đức Chúa cho con voi sức khỏe để nó có thể quật ngã cây, đánh bại sư tử, hay cho con ngựa chạy nhanh để tránh bị săn đuổi, cho con đại bàng sải cánh rộng và mắt tinh tường để săn mồi; thì Đức Chúa là Chúa Thượng cũng cho con người trí tuệ. Trí tuệ để tìm hiểu về mọi thứ, để học tập, để vươn tới những đức hạnh cao cả nhất. Nếu con chó biết ngày mai nó chết, hiển nhiên ngày hôm nay nó vẫn là con chó, vẫn phải sống như một con chó và làm việc của một con chó. Nó chỉ dừng khi nó mệt mỏi, khi nó bệnh hoạn hay hết sức lực, và không thể nào nó đòi làm một con gì khác được. Cũng vậy, nếu con người mình biết chắc chắn mình sẽ chết (khoản này rõ ràng mình còn nhận thức tốt hơn hẳn mấy con vật khác), thì hôm nay, ngày mai mình vẫn phải làm người, vẫn phải sống sao cho chu toàn bổn phận của một con người; mà điều đó, có nghĩa là cố gắng học tập và đạt được những đức hạnh, bên cạnh việc làm cho tốt những gì mình kiểm soát được. Con người biết mình sẽ chết, mà còn quay ra đòi hưởng lạc an nhàn, thì có khác gì đòi quay về xin Chúa cho mình làm súc vật tầm thường, vẫy đuôi ngoe nguẩy quanh chủ?
Vậy nên, hiểu được mình phải chết, rằng thời gian mình đếm ngược vậy đó, đồng hồ đang điểm tích tắc từng giờ, mình có thay đổi được gì chuyện đó không? Dĩ nhiên là không. Và thay vì ngồi lo lắng nhìn cái đồng hồ đó, hay nghĩ đến chuyện hưởng thụ cho đã đời mọi thứ trên đời, thì hãy nghĩ đến việc phải sống làm sao cho xứng đáng là một con người đúng nghĩa, nhằm đạt được cái quí giá nhất mà con người có thể tạo ra được cho vũ trụ này.
   Hãy tưởng tượng như mình là thủy thủ đang trên một con thuyền nước sông chảy xiết, không sao chèo ngược lại, không sao thoát khỏi thuyền mà lên bờ được, và có những con thuyền khác lớn hơn mình, vĩ đại hơn mình cũng gặp số phận tương tự: phải ngoan ngoãn chịu trôi theo dòng nước và đến một cái thác rất dốc; quanh cái thác tỏa một làn sương mờ ảo khiến cho người đến sau không thể nào thấy được các thuyền đi trước đã đổ xuống thác như thế nào, tiếng nước chảy cũng quá mạnh khiến họ cũng không đoán được số phận các thuyền khác ra sao; nhưng họ chưa từng nghe ai đã xuôi thác mà trở về nói cho họ biết điều gì bên kia thác, và bằng kiến thức thông thường họ đoán biết rằng cái thác rất sâu, nguy hiểm và đáng sợ thế nào. Và kìa, con thuyền nhỏ bé của bạn sắp đến thác rồi! Bạn làm gì đây? Lo lắng, sợ hãi, hoang mang tột độ, dặn mọi người cắn xé áo quần, khóc lóc than vãn, cầu khẩn Chúa cho bạn thoát khỏi cảnh tượng trước mắt. Hay bạn mặc kệ, đâm ra nhậu nhẹt, gây gổ, làm tình bừa bãi, tạo ra cuộc giết chóc, hãm hiếp, cướp bóc trên tàu? Hay bạn giữ vững đức hạnh, như một thủy thụ thực thụ, cầm tay lèo lái con thuyền cho tốt trên hải trình có lẽ là cuối cùng của nó, cùng lúc giữ trật tự trên tàu cho ổn định, dặn mọi người hăng say cầu nguyện xin Chúa chăm sóc linh hồn và ban cho sự can đảm? Rồi dĩ nhiên cả 3 con thuyền theo 3 trường hợp khác nhau ấy cũng sẽ trôi vào thác, rơi xuống, và sau đó… thì không ai biết được, có lẽ không còn gì để lại. Nhưng con thuyền nào mới là con thuyền bình yên, vững chãi nhất- thủy thủ của nó là người giỏi giang, điềm đạm nhất, thì con thuyền và người lái thuyền ấy mới là hạnh phúc chân thực nhất.
Về đời người, thời gian sống là một thời điểm, vật chất luôn trong 1 dòng chảy, và tri giác thì mờ nhạt, và những thứ cấu thành nên toàn bộ cơ thể này rồi cũng sẽ hư nát, linh hồn thì như một cơn gió lốc (đến rồi đi), tương lai thì không thể đoán định, và công danh là một thứ thiếu sự suy xét. Nói tóm lại, mọi thứ thuộc về cơ thể như một dòng chảy, mọi thứ thuộc về linh hồn thì là ảo mộng và hơi sương, mà cuộc đời là một mặt trận và nơi dừng chân của lữ khách xa lạ, mà thứ người ta để lại cho đời chỉ là sự lãng quên (hư vô). Nếu vậy thì cái gì điều khiển một con người? Một và chỉ một thứ duy nhất, triết học. Nhưng thứ này bao gồm giữ daemon trong một con người xa khỏi bạo lực và không bị thương tổn, vượt lên trên nỗi đau và khoái lạc, không làm gì mà không có mục đích, cũng không giả dối hay đạo đức giả, cũng không cần đến người ta làm hoặc không làm bất cứ cái gì cho mình; và bên cạnh đó, là chấp nhận mọi điều đã xảy ra, mọi thứ đã được an bài khi chúng đến từ nơi chúng tự phát xuất; và sau cùng, chờ đợi cái chết với một tinh thần vui vẻ bởi cái chết chỉ là sự tan rã của những thứ tạo nên ta. (Cứ tự hỏi xem) nếu việc các nguyên tố (tức những thứ tạo nên ta) tự biến đổi liên tục (là quy luật vũ trụ và là điều tự nhiên) không có hại gì, thì cớ gì một người phải lo lắng về sự biến đổi hay tan rã của chúng? Bởi vì đó là tự nhiên, và không có gì xấu khi (chúng ta, một phần nhỏ bé trong vũ trụ) thuận theo tự nhiên.
---Meditations, Marcus A.A. Augustus

Tuesday 7 September 2021

More Question about COVID 19 (part 2)

 Mainly note for myself.

I've heard that the immune system produces different types of antibodies when a person is infected with the COVID-19 coronavirus. How do they differ? Why is this important?
The COVID-19 coronavirus contains ribonucleic acid (RNA) surrounded by a protective layer, which has spike proteins on the outer surface that can latch on to certain human cells. Once inside the cells, the viral RNA starts to replicate and also turns on the production of proteins, both of which allow the virus to infect more cells and spread throughout the body, especially to the lungs.
While the immune system could potentially respond to different parts of the virus, it's the spike proteins that get the most attention. There are two main categories of antibodies:
Binding antibodies. These antibodies can bind to either the spike protein or a different protein known as the nucleocapsid protein. Binding antibodies can be detected with blood tests starting about one week after the initial infection. Binding antibodies help fight the infection, but they might not offer protection against getting reinfected in the future.
Neutralizing antibodies. help prevent re-infection.
In November 2020, the FDA authorized emergency use of a test for COVID-19 neutralizing antibodies.

Can a person who has been infected with coronavirus get infected again?
Natural immunity to COVID-19 is the protection that results from having been sick. But we don't know how long natural immunity lasts, or how strong it is. So can we count on natural immunity to protect us from reinfection? If so, for how long? Unfortunately, we don't know the answer to either of those questions.
There have been some confirmed cases of reinfection with COVID-19. This is rare.
The CDC states that people who have gotten sick with COVID-19 may still benefit from getting vaccinated.
It's also worth noting that someone who has been re-infected — even someone with no symptoms — has the potential to spread the virus to others. That means that everyone, even those who have recovered from coronavirus infection, and those who have been vaccinated, should continue to follow CDC guidance on mask wearing and other prevention measures.
Major complication?
Heart- Tăng troponin (+/- NMCT; tuy nhiên cũng có những nguyên nhân khác NMCT và COVID gây tăng troponin-vd như viêm cơ tim, tổn thương giảm oxy mô…- nếu nghĩ tới thì tầm soát); Loạn nhịp tim (đa số không triệu chứng), suy tim.
Đông cầm máu- COVID-19 là một tình trạng tăng đông, tăng nguy cơ VTE (gồm DVT và PE), đột quỵ nhồi máu, MI, thiếu máu nuôi chi. Biến chứng xuất huyết nếu có thường liên quan đến đến kháng đông và chấn thương.
Da liễu- Phát ban dạng sởi (ửng đỏ, nhiều ban, dạng dát hoặc sẩn, giữa ban là khoảng da lành), hồng ban đa dạng (liên quan hội chứng viêm đa hệ thống), ngứa, sang thương mạch hoại tử, tổn thương ngón chân dạng cước (Covid toes), livedo-like lesion,...

What is "long-COVID"?
"Long-COVID," also referred to as post-COVID conditions, post-COVID syndrome, or post-acute sequelae of SARS-CoV-2 infection (PASC), generally refers to symptoms that develop during or after acute COVID-19 illness, continue for ≥4 weeks, and are not explained by an alternative diagnosis. It is not yet known whether "long-COVID" represents a new syndrome unique to COVID-19 or overlaps with recovery from similar illnesses.

Persistent physical symptoms following acute COVID-19 are common and typically include fatigue, dyspnea, chest pain, and cough. Headache, joint pain, insomnia, anxiety, cognitive dysfunction, myalgias, and diarrhea have also been reported. The time to symptom resolution depends primarily on premorbid risk factors, the severity of the acute illness, and the spectrum of initial symptoms. However, prolonged symptoms are common even in patients with less severe disease who were never hospitalized.
Các dấu hiệu CLS thường gặp ở BN COVID?
Giảm Lympho máu.
Tăng AST, ALT, LDH, marker viêm (như ferritin, CRP, tốc độ lắng máu), Procalcitonin, Troponin.
Bất thường XN đông máu: PT và aPTT kéo dài, D-dimer tăng, fibrinogen tăng
What are the indications for testing asymptomatic individuals?
Indications for testing asymptomatic individuals include close contact with an individual with COVID-19, screening in congregate settings (eg, long-term care facilities, correctional and detention facilities, homeless shelters), and screening hospitalized patients in high-prevalence regions. Screening may also be indicated prior to time-sensitive surgical procedures or aerosol-generating procedures and prior to receiving immunosuppression.
Thời điểm nào test COVID là thích hợp nhất?
Không chắc chắn. Nếu đã nghi ngờ / xác định có phơi nhiễm và kq test âm, thì thử lại sau 5-7 ngày. Ngoài ra cũng để xác định thời gian xuất viện.
BN COVID tại nhà cần dặn dò những gì?
Đ/trị hỗ trợ, uống đủ nước
Có thể liên lạc với 01 bác sĩ / nvyt
Theo dõi các tr/c có trở nặng không- đặc biệt là khó thở tiến triển.
Cách li với những người khác, kể cả vật nuôi
Gia đình rửa tay thường xuyên
Khử khuẩn thường xuyên các bề mặt hay đụng chạm.
What is the significance of a persistently positive RT-PCR for weeks after illness?
Patients diagnosed with COVID-19 can have detectable SARS-CoV-2 RNA in upper respiratory tract specimens for weeks after the onset of symptoms. However, prolonged viral RNA detection does not necessarily indicate prolonged infectiousness. According to the CDC, isolation of infectious virus more than 10 days after illness onset is rare in patients whose symptoms have resolved.

There is no standardized approach to management of patients with persistently positive reverse transcription polymerase chain reaction (RT-PCR) 10 days or more after resolution of symptoms. However, such patients are generally felt to have low infectiousness, particularly after mild to moderate disease and in the absence of immunocompromise. This is why symptom- and time-based approaches for discontinuation of precautions are recommended for most patients
Chích vaccine rồi có nên đeo mask và giữ khoảng cách không?
In the United States, CDC suggests that fully vaccinated individuals wear masks in indoor public settings in areas where community transmission is substantial (ie, ≥50 cases/100,000 people over the prior seven days or >8 percent positive nucleic acid amplification test [NAAT] rate). In areas of lower community transmission, masks in indoor spaces are optional for fully vaccinated individuals unless otherwise mandated by government, employer, or business regulations; such individuals who are or have household members at risk for severe COVID-19 should be encouraged to wear masks indoors. Masks are also recommended on all forms of public transportation, regardless of vaccination status. Additionally, fully vaccinated individuals do not have to quarantine following exposure to SARS-CoV-2 but should undergo testing and wear a mask in public spaces for 14 days or until receiving a negative test.


Bị COVID có xông pha hiến máu được không?
Having a history of COVID-19 is not an exclusion to donation as long as the illness resolved at least 14 days prior to donation.

Vaccination for COVID-19 is also not a contraindication to blood donation. Individuals who have received an mRNA vaccine or other non-infectious vaccine (nonreplicating, inactivated) can donate immediately; those who have received a live-attenuated viral vaccine (and those who are unsure which vaccine they received) should refrain from donating blood for a short waiting period (eg, 14 days) after receiving the vaccine.

Frequently Asked Questions about COVID-19

 Mainly note for myself.

My sister just found out that she was exposed to COVID-19 on Sunday evening. On Monday, she had dinner with my parents and one of my sisters. What are the chances that she could have spread it to them, having just been exposed herself?
It’s difficult to pinpoint exactly when, after exposure to COVID-19, an infected individual would become contagious. However, there’s almost no chance that one could have passed on the virus to anoother people just 24 hours after being exposed oneself.
Incubation: 2-14 ngày, đa số là 5-6 ngày.
Most contagious: 24-48hr trước khi có tr/c.
But you would still expect there to be a few days between the time a person is exposed and infected and the time they begin actively shedding virus. If we figure that infected people who become sick typically start experiencing symptoms a bit more than five days after exposure, we can calculate that infectiousness would, on average, begin rising sharply about three days post exposure. In other words, it’s safe to say that it would be exceedingly rare for anyone to transmit the virus earlier than two days post exposure; however, at some point after that, the risk would begin to rise significantly.

Evidence suggests that testing tends to be less accurate within three days of exposure, and the best time to get tested is five to seven days after you were exposed. Tests are even more accurate when patients are exhibiting symptoms. (phải có thời gian để virus sinh sôi). A study that examined false-negative rates post-exposure, found that during the four days of infection prior to symptom onset, the probability of a false negative on the PCR test went from 100 percent on Day 1 to 67 percent on Day 4. And even on the day individuals began showing symptoms, the false negative rate was still 38 percent, dropping to 20 percent three days after symptom onset. Of course, much depends on the sensitivity of the particular test being used. MIT Medical is using a test that has been shown to have a false-negative rate of less than 5 percent five days post exposure.
What are the symptoms of COVID-19?
Some people infected with the virus have no symptoms. When the virus does cause symptoms, common ones include fever, body ache, dry cough, fatigue, chills, headache, sore throat, loss of appetite, and loss of smell. In some people, COVID-19 causes more severe symptoms like high fever, severe cough, and shortness of breath, which often indicates pneumonia.
People with COVID-19 may also experience neurological symptoms, gastrointestinal (GI) symptoms, or both. These may occur with or without respiratory symptoms.
For example, COVID-19 affects brain function in some people. Specific neurological symptoms seen in people with COVID-19 include loss of smell, inability to taste, muscle weakness, tingling or numbness in the hands and feet, dizziness, confusion, delirium, seizures, and stroke.
In addition, some people have gastrointestinal (GI) symptoms, such as loss of appetite, nausea, vomiting, diarrhea, and abdominal pain or discomfort associated with COVID-19. The virus that causes COVID-19 has also been detected in stool, which reinforces the importance of hand washing after every visit to the bathroom and regularly disinfecting bathroom fixtures.
How do I know if I have COVID-19 or the regular flu?
Basically, you don’t. Just do the fucking test and doctors would also determine based on your travel history.
The FDA has granted emergency use authorization to a rapid antigen test for COVID-19. How is it different from other tests on the market?
The BinaxNOW COVID-19 Ag Card, as the test is known, detects antigen proteins on the surface of SARS-CoV-2, the virus that causes COVID-19. Unlike other diagnostic tests for COVID-19, BinaxNOW does not require a laboratory or other equipment to process or analyze the test results. This makes it portable and fast — results are available within 15 minutes.
This test is approved for use in people who are suspected of having COVID-19, and must be done within seven days of when their symptoms began. A prescription is needed to get this test, which can be performed in authorized locations including doctor's offices and emergency rooms.
Positive test results are highly specific, meaning that if you test positive you are very likely to be infected, particularly if you are tested during the first week of infection when you are experiencing symptoms. False negatives are a bigger concern. As with other antigen tests, BinaxNOW can miss infections, producing negative test results in people who are actually infected.
Still, this test could have an important role during this pandemic. It offers a quick, easy, and inexpensive way to test more people, more quickly.
What is the difference between a PCR test and an antigen test for COVID-19?
Both diagnostic tests  can be used to determine whether you currently have an active coronavirus infection.
The accuracy of any diagnostic test depends on many factors, including whether the sample was collected properly, when during the course of illness the testing was done, and whether the sample was maintained in appropriate conditions while it was shipped to the laboratory. Generally speaking, PCR tests are highly accurate. However, it can take days to over a week to get the results of a PCR test.
Antigen tests detect specific proteins on the surface of the coronavirus. They are sometimes referred to as rapid diagnostic tests because it can take less than an hour to get the test results. Positive antigen test results are highly specific, meaning that if you test positive you are very likely to be infected. However, there is a higher chance of false negatives with antigen tests, which means that a negative result cannot definitively rule out an active infection. If you have a negative result on an antigen test, your doctor may order a PCR test to confirm the result.
How do saliva tests compare to nasal swab tests for diagnosing COVID-19?
The saliva test is easier to perform — spitting into a cup versus submitting to a swab — and more comfortable. Because a person can independently spit into a cup, the saliva test does not require interaction with a healthcare worker. This cuts down on the need for masks, gowns, gloves, and other protective equipment.
Either saliva or swab samples may be used for PCR tests and also for antigen tests
A systematic review and meta-analysis published in JAMA Internal Medicine found that saliva- and nasal swab-based tests that used a technique similar to PCR were similarly accurate. A positive result on either test meant that it was accurate at diagnosing the infection 99% of the time. However, approximately 16 out of 100 people who are infected will be missed.
a single negative swab or saliva test does not mean you don’t have COVID. If you have symptoms suggestive of COVID, presume you may still be infected to avoid transmitting the virus to others.

How reliable are the tests for COVID-19?
The accuracy of any diagnostic test depends on many factors, including whether the sample was collected properly. For PCR tests, which are typically analyzed in a laboratory, test results may be affected by the conditions in which the test was shipped to the laboratory.
Results may also be affected by the timing of the test. The chance of getting a false negative test result decreases if you are tested a few days after you were infected, or a few days after you develop symptoms.
Generally speaking, if a test result comes back positive, it is almost certain that the person is infected. A negative test result is less definite. There is a higher chance of false negatives with antigen tests.
If you experience COVID-like symptoms and get a negative PCR test result, there is no reason to repeat the test unless your symptoms get worse.