Wednesday 18 May 2016

HỌC LẤY SỰ KHÔN NGOAN

GHI CHÉP... Một số ghi chép về suy gẫm Kinh Thánh và Đức Tin Công GIáo.


1.Có thứ khép kín ích kỷ của một cá nhân,
nhưng cũng có sự khép kín ích kỷ của một tập thể,
một họ đạo, một dòng tu, một tôn giáo, một quốc gia.
Đức Giêsu mời chúng ta vượt ra khỏi ranh giới của nhóm mình,
để mở ra với thế giới, với các kitô hữu khác, với những người không tin.
Chúng ta cần thấy những điều chân thiện mỹ nơi họ như những tia nắng
đến từ Vừng Đông rực rỡ là Đức Giêsu,
và cảm được mối dây thầm kín kết nối họ với Thiên Chúa.
Cần tập nhận ra Đức Giêsu đang hiện diện và hoạt động
ở những nơi, những tổ chức và những người mà ta không ngờ.
Rao giảng Tin Mừng cho một người là nói với người ấy rằng
anh đã quen biết Giêsu và Giêsu đã ở trong anh từ lâu.

2.         Con người chúng ta là một huyền nhiệm. Ta luôn có xu hướng muốn tiếp xúc với người khác để đong đầy cuộc sống bằng những mối tương quan. Nhưng sau tất cả những vui nhộn của tiếng ca hay tiệc rượu, ta bỗng thấy mình bị nhốt vào thế giới riêng mà chẳng ai có thể bước vô được. Luôn có một khoảng trống nào đó trong tâm hồn khiến ta cứ luôn khắc khoải khôn nguôi. Ta sợ cái cảm giác ấy. Nó hệt như kẻ thù của ta. Hoá ra, người mà ta sợ nhất lại chính là ta. Nhưng dù ta có trốn tránh thế nào đi nữa, ta vẫn không thể chối bỏ một sự thật rằng người duy nhất đi theo ta từ đầu cho đến cuối hành trình tại thế chính là ta. Ai rồi cũng sẽ bỏ rơi ta. Chỉ còn lại “ta” với ta là cùng nhau sánh bước, lên non cao hay xuống bể thấp, lúc vinh quang hay khi tủi nhục. Nó là người bạn thân nhất của ta, vì nó luôn trung thành với ta. Ta còn thì nó còn, ta mất thì nó mất. Ta không bao giờ “ở một mình” cả, vì Tạo Hoá đã khôn khéo ban cho ta một người bạn tuyệt vời.
             Ta sợ sự cô đơn vì ta không dám đối diện với chính mình, ta sợ nó. Đối với ta, nó chẳng có gì hấp dẫn cả. Ta không thích cô đơn, là vì ta không thích đi vào trong nội tâm của mình, khám phá thế giới bên trong mình, nhìn thấy những khoảng đen trong đó.
             Cảm giác cô đơn có thể sẽ làm ta héo úa, hay trở thành “tượng đá”, nếu ta cứ sống trong chờ đợi, hoài vọng điều gì đó ở nơi xa. Nhưng cô đơn cũng là một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở ta về một người bạn mà ta luôn có bên mình. Bị cách ly khỏi người khác là một điều làm ta đau đớn. Nhưng lạ lẫm với chính mình mới là điều kinh khủng hơn rất nhiều. Mỗi khi gặp vấn đề gì, dù là thất tình, dù là khổ sở… hãy về với chính mình, lắng đọng tâm can, ta sẽ nghe được một tiếng nói nào đó vọng vang lên từ trong sâu thẳm. Tiếng nói ấy không có âm, không có sắc, không nghe được bằng tai, chỉ có thể được cảm nhận. Nó sẽ mang đến cho ta một cảm giác thanh thản và giúp trí óc ta được sáng suốt đến lạ thường. Bởi thế, sự cô đơn mà ta hay nói đến không phải là một hình phạt, nhưng là một lời nhắc nhở, một lời mời gọi ta trở về hiệp nhất với chính mình, nên một với chính mình. Khi đã làm hoà với chính mình rồi, tự khắc ta sẽ ngộ ra chân lý, và khi ấy, chẳng có gì làm cho ta lo lắng hay buồn phiền được nữa.

3. The Person of the Good News is both Savior and Lord. As the loving Savior, He gave Himself fully for you. His commitment was complete, even to sacrificing His life for you.
As Lord, He calls you to trust Him fully, placing your whole life into His hands. To "deny" yourself means you say "No" to your own will and selfish desires. His will must lead. He wants complete commitment, even to taking up the cross of your own sacrifice. Here is the Person worth following, with the ultimate life-saving mission, a cause far greater than oneself, and a reward beyond anything you can imagine.

4. Anyone wanting Jesus must count the cost of becoming a believer (Luke 14:25-33). But no person need shy away, feeling inadequate for such commitment. For the Good News is that Jesus empowers your changes. He provides all that is needed, and He begins by sharing with you the Event of the Good News.

5. We all have feelings of inadequacy, which we ought to have, because sin has weakened us all. That is the point of the Good News. We will never be "good enough" to measure up to God's greatness. If we depend on "righteous things" we have done, we will never be ready. But the Good News turns around our failures in this way: When we recognize our failings and need, then we are most ready for the Savior. When we realize our deadness, then we are most ready for the new birth ("the washing of rebirth and renewal by the Holy Spirit.")

6. Satan also discourages disciples. He suggests, "You could get in trouble for doing this. Leave the work to someone better." Many members do not realize their part in Christ's plan. Each member is like a link in a living chain. The Gospel is passed along that chain, from one person to the next. By making one disciple inactive, Satan removes an important link to others. He cuts off thousands who should be reached along that disciple's multiplying line.
7. “Tôi sung sướng được làm người Công giáo 
Tiếng chuông lành đã ru ẵm hồn tôi ...
... Khi thù ghét bốc lên cao ngùn ngụt
Chung quanh tôi ý đẹp yêu thương
Tỏa mùi thơm như vạn đóa hoa hường
Và mát mẻ như trời sương mùa hạ ...
... Lòng mến Chúa làm tan đi tất cả
Những đau thương, tê tái, những bất công,
Những cuồng say mê đắm, những bão dông
Đang gầm thét trên biển trần điên đảo ...
... Tôi sung sướng được làm người Công giáo
Gặp tử sinh tôi hiểu rõ vì đâu,
Nhìn trời xanh lồng lộng ở trên đầu
Tôi biết có một bàn tay điều khiển ...
... Những khi lòng cực khổ, xót xa quằn quại
Nước mắt sầu tuôn xuống tựa mưa rơi.
Tôi vẫn nhìn thấy một nụ cười tươi
Một khóe mắt nâng đỡ tôi đứng dậy
Dắt tôi bước tới miền quê xa ấy
Là Thiên đường ai cũng ước cũng mong ...”
(Lược trích từ bài thơ “Hạnh phúc người Công giáo” - Lm. FX. Võ Thanh Tâm).
8. Đức Kitô là một Người Mới, một tạo vật mới, một Ađam mới, vì thế cách Người ra đời cũng phải mới. Cũng như Ađam xưa tuy là người, nhưng lại không được sinh ra bởi một người nữ. Còn Chúa Giêsu được sinh ra bởi một Trinh Nữ thụ thai mà không cần khí lực của người nam. Vì thế, Chúa Kitô nhờ Đức Mẹ sinh ra để trở thành con người như chúng ta, nhưng nguồn gốc của Ngài lại khác hẳn nguồn gốc của chúng ta.
9. "Nếu việc thụ thai Chúa Cứu Thế đã vượt trên mọi luật tự nhiên, thì việc sinh ra Ngài cũng không kém, vì là việc của Thiên Chúa. Và điều tuyệt đối lạ lùng vượt trên mọi tư tưởng và lời nói loài người, đó là việc Chúa Kitô sinh ra bởi Đức Mẹ Maria mà không làm hại Đức Đồng Trinh của Mẹ chút nào. Cũng như về sau khi Ngài sống lại, Ngài đã ra khỏi mồ mà không phá hủy niêm ấn của cửa mồ. Cũng như khi cửa vẫn đóng kín mà Chúa đã vào phòng họp các Tông Đồ. Lại cũng như ánh sáng mặt trời chiếu thấu qua thủy tinh mà không làm vỡ hay gây hại cho thủy tinh, thì cũng thế, mà còn kỳ diệu hơn nhiều, vì Chúa Kitô ra khỏi lòng Mẹ Ngài mà không làm tổn thương đến Đức Đồng Trinh của người Mẹ." (Công đồng chung Tridentinô (họp từ năm 1545 đến năm 1563 tại Ý))
10. We know Him by believing and confessing the Good News that the Son of God has come, and has defeated sin and death (Romans 1,3,10). We know Him by turning away from sin, and being "baptized into Christ," sharing in His death, burial and resurrection (Romans 6:3-5; Acts 2:38; 22:16). We continue to know Him by walking with Him in His light (John 8:12,31; 1 John 1:7-9; 2:5-6)
11. Chúng ta bàng hoàng khi thấy sau khi được thành lập, Giáo Hội Ðại Hàn hoàn toàn là một Giáo Hội của giáo dân khoảng hơn một chục năm. Làm thế nào mà giáo hội ấy sống còn khi không có bí tích Thánh Thể? Ðiều này cho thấy, không phải các bí tích không có giá trị, nhưng phải có một đức tin sống động trước khi thực sự được hưởng ơn ích của bí tích Thánh Thể. Bí tích là dấu chỉ của sự hoạt động và đáp ứng của Thiên Chúa đối với đức tin sẵn có. Bí tích làm gia tăng ơn sủng và đức tin, nhưng chỉ khi nào sẵn có một điều gì đó để được gia tăng.
12. Chúng tôi có thể, và phải, hợp nhất trong một chính nghĩa chung để duy trì và bảo vệ phẩm giá của mọi người. Con người nhân bản bị hạ giá vì tội lỗi cá nhân và xã hội. Trong một nền văn hóa dửng dưng, các bức tường ghẻ lạnh cô lập chúng ta khỏi người khác, khỏi các đấu tranh và đau khổ của họ, những đấu tranh và đau khổ mà nhiều anh chị em chúng tôi trong Chúa Kitô ngày nay vẫn đang phải chịu. Trong một nền văn hóa vứt bỏ, cuộc sống của những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội thường bị thiệt thòi và bị loại bỏ. Trong một nền văn hóa kỳ thị, chúng tôi thấy nhiều hành vi bạo lực không thể nào tả xiết, thường được biện minh bằng một sự hiểu biết méo mó về tín ngưỡng tôn giáo. Đức tin Kitô giáo của chúng tôi dẫn chúng tôi tới việc nhìn nhận các giá trị vô giá của mọi sự sống con người, và vinh danh nó trong các hành vi thương xót bằng cách đem lại giáo dục, chăm sóc y tế, thực phẩm, nước sạch và nơi trú ẩn và luôn luôn tìm cách giải quyết xung đột và xây dựng hòa bình. Là các môn đệ của Chúa Kitô, chúng tôi coi các con người nhân bản là thánh thiêng, và như các tông đồ của Chúa Kitô, chúng tôi phải là những người bênh vực họ.
13. Những khác biệt trên mà chúng tôi vừa nêu ra không thể ngăn cản chúng tôi nhận ra nhau như anh chị em trong Chúa Kitô do phép rửa chung của chúng tôi. Chúng không bao giờ nên giữ chúng tôi lại, không cho chúng tôi khám phá và vui mừng trong đức tin Kitô giáo sâu sắc và sự thánh thiện mà chúng tôi tìm thấy trong các truyền thống của nhau. Những khác biệt này không được dẫn đến việc suy giảm các nỗ lực đại kết của chúng tôi. Lời cầu nguyện của Chúa Kitô tại Bữa tiệc cuối cùng xin cho tất cả có thể nên một (x Jn 17: 20-23) là một mệnh lệnh đối với các môn đệ của Người ngày hôm nay cũng như nó đã là một mệnh lệnh vào thời điểm Người sắp phải chịu khổ nạn, chịu chết và được phục sinh, và sau đó, hạ sinh ra Giáo Hội. 
24)  Ông Origène:  Chúa Giêsu xấu hay đẹp là tùy cái nhìn của chúng ta. Ai nhìn Người với con mắt phàm trần thì chỉ nhìn thấy bộ mặt thiểu não tan nát của một tên tử tội. Còn ai đã được thanh luyện bởi đức tin, thì sẽ chiêm ngưỡng dung nhan rực rỡ của Đức Kitô phản ánh vinh quang Thiên Chúa.
25) Chúa Kitô chính là Chúa của tất cả. Mọi người có nhiệm vụ phải tôn thờ Ngài, yêu mến Ngài, phục vụ Ngài, tuân giữ các giới răn của Ngài và vâng lời Ngài. 
Còn đối với con người, bất cứ ai ở bất cứ đâu đều có thể đưa ra một triết thuyết nào đó rồi chỉ dạy, hướng dẫn người khác và tin rằng điều đó có ích lợi cho nhân loại. Những người như thế, họ hy vọng sẽ đưa đến hạnh phúc cho con người. 

Về phía chúng ta, chúng ta nên kính trọng họ, không nên nhìn vào họ trong khía cạnh con người với những lầm lỗi và yếu đuối, chấp nhận những điểm tốt, hữu ích, đừng theo những điểm xấu, sai lầm, tránh những cố chấp và bần tiện.

Trí óc con người không phải là ơn mạc khải, cũng không phải là ánh sáng của giáo huấn của Giáo Hội, nó chỉ là một mớ kiến thức được suy đi luận lại, thế mà nó muốn diễn tả những bí nhiệm của vũ trụ, nó muốn giải quyết vấn đề sinh tử. Làm sao tránh được những sai lầm phải có?
Chúng ta không đề cập đến những người tự ái, ham danh vọng, cố chấp trong những sai lầm của họ để rồi khư khư nắm giữ những tà thuyết gây thiệt hại cho nhân loại. Chúng ta chỉ nói đến những vĩ nhân, những triết gia, những người khôn ngoan, những người đã sống trong những thời đại và vì hoàn cảnh chưa bao giờ họ được nghe nói tới một tôn giáo thật, họ không thể thay đổi để tiến đến một niềm tin thật. 

Đó không phải lỗi của họ. Họ là những anh hùng, đời sống đầy nhân đức có khả năng siêu phàm trong nhiều lãnh vực. Họ là những người đáng kính, nhưng chúng ta không thể đưa niềm kính trọng đó trở thành một nghi lễ thờ phượng, coi họ như thần thánh, đồng hóa họ với thần linh và Thiên Chúa đấng sáng tạo vũ trụ. (http://conggiao.info/tu-mot-phat-tu-hoang-toc-hue-tro-thanh-linh-muc-d-5935)
26) Việc đi hành hương, rước kiệu, lần hạt kính Đức Mẹ Maria, kính các Thánh xin ơn phù giúp cầu bầu, cầu nguyện cho người qúa cố hay tạ ơn…không phải là công trạng thành tích để có được ơn cứu chuộc. Nhưng là cung cách sống đức tin xin phù giúp kéo ơn Chúa xuống cho đời sống tâm hồn đức tin của mình, đồng thời cũng là cung cách sống truyền giáo cho tình yêu Chúa giữa lòng xã hội con người. Và điều đó cũng nói lên cung cách sống của tâm hồn có lòng khiêm nhượng.
27)  Bất công, hậu quả của sự dữ, không chỉ đến từ những nguyên nhân bên ngoài. Nó có nguồn gốc trong tâm hồn con người, nơi người ta phát hiện có đồng lõa bí ẩn với sự dữ.
28) Giáo Hội chỉ dạy chúng ta chạy đến với Đức Mẹ, Thánh Cả Giuse và các Thánh nam nữ khác để xin các ngài cầu thay nguyện giúp cho chúng ta trước Tòa Chúa mà thôi, vì chỉ có một mình Chúa là Nguồn ban phát mọi ơn lành cho chúng ta cách nhưng không (gratuitous). Bởi thế, khi ta có bất cứ nhu cầu nào cần đến ơn phù trợ của Chúa, thì ta phải lấy lòng trông cậy mà chạy đến với Chúa và nhờ Đức Mẹ, Thánh Cả Giuse và các Thánh nam nữ khác nguyện giúp cầu bầu thay (intercede) cho chúng ta bên Tòa Chúa. Đức Mẹ và các Thánh không ban ơn mà chỉ cầu xin đắc lực cho chúng ta mà thôi.
29) ..... các thành viên gọi là " cứng về giáo lý - giáo luật - Kinh Thánh " cũng không " thỏa mãn " cho cái lý riêng của chủ thớt giống như GHCG cách riêng THIÊN CHÚA là sai còn chủ thớt là đúng, tất nhiên việc học hỏi khám phá về THƯỢNG ĐẾ có quyền thắc mắc, nhưng tôi xin nói 1 điều càng tìm càng rối và đi vào ngõ cụt khi con người bắt THƯỢNG ĐẾ phải theo ý tôi và có thể gọi " cái tôi " là thượng đế chứ không có ông THƯỢNG ĐẾ nào khác, nên cuối cùng con người vẫn khắc khoải không nguôi cho đến bao giờ được nghỉ trong tay THƯỢNG ĐẾ thì mới hiểu ra..
Tuy nhiên, đã không tin thì dù có giải thích họ cũng k tin và có cách phản bác lại. Thế nên, vào năm 90, có 1 quyển báo "tại sao Thiên Chúa luôn im lặng" và thật sự Ngài chỉ luôn im lặng, Ngài chỉ luôn tỏ quyền năng của Người xuống 1 vài việc trong cuộc sống của mỗi chúng ta, để chúng ta lấy đó mà tin. Thế nhưng khi gặp điều may mắn thì chúng ta lại k tin do người làm. Nhưng khi có chuyện gì k hay xảy đến chúng ta lập tức đổ lỗi tại Thiên Chúa và bắt đầu k tin vào tất cả những gì Kinh Thánh đã dạy. 
Tôi k giải thích về những điều mọi người hỏi, tôi chỉ nói thực tế mà mọi người đều trải qua mà thôi, để mọi người tự hiểu. Vì đối với kẻ k tin, có giải thích họ cũng k tin. Vì căn bản là họ KHÔNG MUỐN tin.

30. Giữa anh em đừng để có sự chia rẽ, nhưng hãy hiệp nhất với giám mục của mình, và những người lãnh đạo anh em, như là thể thức và bằng chứng cho thấy sự trường sinh bất tử của anh em. - Thánh Inhaxiô Antiôkhô.
31. "Thiên Chúa là tình yêu" (1Ga 4,16), tình yêu chính là bản tính của Thiên Chúa, và biểu hiện rõ nhất của tình yêu chính là lòng thương xót của Ngài. Lòng thương xót thì chỉ nhìn thấy những con người cần được yêu thương, tha thứ chứ k nhìn thấy những nỗi hận, nỗi buồn.
32. Bạn ơi. Vậy sao chúng ta ăn rồi lại đói. Chẳg lẽ không ăn nữa. Tắm gội xong mai cũng vẫn phải tắm gội. Vậy sao không bỏ luôn khỏi tắm gội. Nếu gặp một đồ vật bị gỉ sét, bạn chà 1 lần sẽ chưa ság ngay được, nay chà, mai rồi mốt cũng vẫn phải chà, kiên trì sẽ ság bóng. Như viên ngọc phải kiên trì mãi dũa mới ság thì con người tội lỗi cũng vậy. Nếu cứ chìm đắm trong tội lỗi thì không thể chừa bỏ được. Phải năng đến với Chúa, nhờ Lời Chúa soi dẫn thì dần dần bạn mới có thể dần dần chừa bỏ được. Như câu "gần mực thì đen mà gần đèn thì ság", cứ ngụp lặn trong mực mà không chịu ra chỗ có đèn thì bao giờ mới hết đen???.

No comments:

Post a Comment