Monday 22 May 2017

PHÂN TÍCH CASE TIÊU CHẢY TỪ SAU DÙNG KHÁNG SINH



Câu hỏi:
1/ tại sao bn bị tiêu chảy?
2/ XQ cho thấy cái gì?
3/ Bước xử trí tiếp theo là gì?
Hình ảnh X Quang bụng đứng

1/ BN này bị tiêu chảy lượng lớn lien tục từ sau khi điều trị nhiễm trùng đường hô hấp dưới với nhiều loại kháng sinh. Tiêu chảy có thể liên quan đến sự không dung nạp kháng sinh hoặc nhiễm trùng đường ruột đơn giản, nhưng trong case này các tr/c lại đáng lo ngại hơn. BN có dấu hiệu nhiễm trùng huyết (sốt, mạch nhanh, HA tụt) và thải 1 lượng lớn phân lỏng, nên rất quan trọng để nghĩ đến viêm đại tràng giả mạc.
Clostridium difficile là một vi khuẩn kị khí bình thường sinh sống trong ruột, nhưng cũng có thể nhiễm phải ở các nơi như bệnh viện hay các hộ dân. Khi hệ vi khuẩn đường ruột còn bình thường, thì Clostridium difficile hiếm khi gây ra vấn đề. BN có dùng nhiều đợt kháng sinh gần đây, các thuốc này làm giảm phổ vi khuẩn đường ruột bình thường. Nhưng Clostridium difficile còn sống sót và sinh sôi. Nó tiết ra các độc tố gây đau bụng, chướng và tiêu chảy. Điều này dẫn đến các tr/c của Viêm đại tràng màng giả.

2/ XQ bụng cho thấy h/a nổi bật của các quai ruột già giãn to với bằng chứng phù niêm qua sự dày nếp bán nguyệt của kết tràng. (xem thêm). Những đặc điểm đó gợi ý BN có thể bị phình đại tràng nhiễm độc.

3/ BN cũng có dấu hiệu shock nhiễm trùng. Xử trí sớm với bù dịch qua đường tĩnh mạch là cần thiết. Nếu tình trạng tim mạch không ổn định, BN cần được hỗ trợ nâng cao ngay lập tức.
Khoa vi sinh nên được thông báo về chẩn đoán sơ bộ của bạn để lấy mẫu phân xét nghiệm độc tố C.difficile. Nếu BN khỏe, chỉ cần bù dịch là ổn. Đôi khi cũng cần thuốc kháng sinh đường uống nhắm đến C.difficile. Nhiễm trùng nhẹ có thể trị bằng Metronidazole đường uống; trường hợp nặng hơn hoặc không đáp ứng với Metronidazole có thể dùng Vancomycin. Chỉ dùng KS trị viêm đại tràng giả mạc khi có khuyến cáo của nhà vi sinh học.
Nếu nghi ngờ bị phình đại tràng nhiễm độc, BN có nguy cơ thủng tạng. Nên đặt 1 sonde mũi dạ dày để giải áp đường tiêu hóa và không cho BN ăn uống gì. Cần hội chẩn và ý kiến của khoa Ngoại.
Nên tránh dùng thuốc làm chậm sự tống phân (như loperamide), vì nó kéo dài sự phơi nhiễm độc tố C.difficile và làm nặng thêm tiên lượng. Có một số bằng chứng cho thấy dùng thức uống chứa lợi khuẩn cùng lúc với thuốc kháng sinh có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng C.difficile.
Các bào tử nhiễm trùng có trong phân, nên phải rửa tay kĩ và tránh lây nhiễm khi săn sóc BN.

No comments:

Post a Comment