Monday, 15 May 2017

ĐÔI ĐIỀU VỀ PHỎNG

Thế nào là phỏng?
Phỏng là một trong những chấn thương gặp ở nhà thường xảy ra nhất, đặc biệt ở trẻ em. Thuật ngữ "bỏng" có ý nghĩa nhiều hơn là cảm giác bị thiêu đốt gặp trong loại chấn thương này. Phỏng được đặc trưng bởi sự tổn thương da nghiêm trọng làm cho các tế bào da bị ảnh hưởng chết đi.
Hầu như ai cũng có thể hồi phục sau những vụ bỏng mà không có hậu quả sức khỏe nghiêm trọng nào, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bỏng. Những vụ bỏng nghiêm trọng hơn cần phải chăm sóc cấp cứu ngay để tránh các biến chứng và tử vong.
Các hình ảnh về bỏng


Bỏng độ 1, da chỉ ửng đỏ

Bỏng độ I
Bỏng độ II, bắt đầu có bóng nước

Tổn thương bỏng độ II sâu hơn bỏng độ I

Bỏng độ III
Bỏng độ III

Các mức độ bỏng

Có 3 mức độ chính của bỏng: độ I, II và III. Mỗi độ dựa trên sự nghiêm trọng của tổn thương tới da, với độ I là nhẹ nhất và độ III nặng nhất. Các tổn thương bao gồm:
  • Bỏng độ I: da ửng đỏ, không có bóng nước
  • Bỏng độ II: có bóng nước và vài phần da dày lên 
  • Bỏng độ III: dày da lan rộng với hình ảnh trắng bệch và da vùng bỏng khô sần, dai hơn.
Ngoài ra còn có phỏng độ IV. Loại phỏng này bao gồm tất cả các triệu chứng của phỏng độ III và đồng thời phỏng lan rộng sâu xuống dưới tới tận gân và xương.
Bỏng có nhiều nguyên nhân, bao gồm:
  • Các chất lỏng nóng, đang sôi ("bị trụng")
  • Bỏng hóa chất
  • Bỏng điện
  • Lửa, kể cả ngọn lửa từ diêm, nến và hộp quẹt.
  • Phơi nhiễm ánh nắng mặt trời quá nhiều
Phân độ bỏng không dựa trên nguyên nhân của nó, Ví dụ như khi "bị trụng" có thể rơi vào cả 3 độ bỏng, tùy thuộc chất lỏng đó nóng ra sao và nó tiếp xúc da trong bao lâu.
Bỏng hóa chất và bỏng điện cần bảo đảm sự tập trung chăm sóc y tế ngay lập tức bởi vì chúng có thể ảnh hưởng đến cơ thể bên trong, kể cả khi sự tổn thương da là nhẹ.

Bỏng độ I
Bỏng độ I gây ra tổn thương da nhẹ nhất. Chùng còn được gọi là "vết bỏng nông" vì chúng ảnh hưởng lên lớp ngoài cùng của da. Các TCTT của bỏng độ I gồm: đỏ da; viêm nhẹ hoặc phù; đau; da khô, da bị lột ra khi vết bỏng lành.
Bởi vì loại bỏng này ảnh hưởng lớp trên cùng, nên các TCCN và TCTT biến mất một khi các tb da tróc ra. Bỏng độ I thường lành trong vòng 7-10 ngày mà không để lại sẹo.
Bạn vẫn nên gặp bác sĩ nếu bỏng a/h một vùng da lớn, khoảng hơn 7 cm, và nếu vết bỏng nằm trên mặt hoặc ở các khớp lớn, như khớp gối, mắt cá, chân, cột sống, vai, khuỷu, cẳng tay.
Bỏng độ I thường được đ/trị tại nhà. Thời gian lành có thể ngắn lại nếu bạn xử trí vết bỏng càng sớm. Trị một vết bỏng bao gồm:
  • Ngâm vết thương trong nước mát khoảng 5 phút hoặc hơn
  • Uống Paracetamol hay Ibuprofen để giảm đau
  • Dùng Lidocaine (một chất gây tê) với gel lô hội (aloe vera) để làm dịu vết phỏng da
  • Dùng thuốc kháng sinh bôi dạng mỡgạc y tế vải thưa để bảo vệ khu vực bị ảnh hưởng.
Đảm bảo rằng bạn không dùng đá, bởi vì điều này có thể làm cho vết thương tệ hơn. Không bao giờ dùng gòn viên cho vết bỏng bởi vì các sợi bông nhỏ có thể dính lại vào vết thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Đồng thời, tránh các phương pháp gia truyền như bơ và trứng bởi vì những thứ này không được chứng minh là có hiệu quả.
 (có một số nghiên cứu mẫu nhỏ ở Ấn Độ cho thấy dùng mật ong- vốn được biết đến với khả năng kháng nấm và kháng khuẩn- có thể giúp vết thương bỏng hồi phục mau hơn và ít biến chứng. Thế nhưng, chưa có nghiên cứu nào thực hiện trên một cỡ mẫu vừa đủ, và còn chưa rõ về loại mật ong nào- từ nuôi nông nghiệp hay mật ong rừng/ nguyên chất hay pha- là có hiệu quả nhất)
Bỏng độ II
Bỏng độ II nghiêm trọng hơn bởi vì tổn thương lan sâu xuống bên dưới lớp da ngoài cùng. Loại bỏng này gây ra ở da các bọc nước (blister) và làm da trở nên đỏ nhiều và đau dữ dội.
Một số bóng nước có thể vỡ ra, làm cho nơi bỏng đầy dịch. Qua thời gian, có phần mô như một cái vảy mềm, dày được gọi là dịch xuất fibrin có thể phát triển lên trên vết thương này.
Do bản chất nhạy cảm của loại bỏng này, cần phải giữ cho sạch và băng bó hợp lí để ngăn nhiễm trùng. Điều này cũng giúp vết bỏng lành mau hơn.
Một số bỏng độ II cần nhiều hơn 3 tuần để lành, nhưng đa số chỉ trong 2-3 tuần mà không tạo sẹo, nhwng thưởng có thay đổi sắc tố da. Tình trạng bóng nước càng xấu, bỏng càng lâu lành hơn. Ở một số cases nặng, ghép da được yêu cầu để sữa chữa tổn thương. Ghép da là lấy da lành từ nơi khác của cơ thể và đưa đến nơi bỏng.
Giống như bỏng độ I, tránh gòn viên và các phương pháp gia truyền còn hồ nghi. Đ/trị chung cho bỏng độ II nhẹ gồm:
  • Để da dưới vòi nước mát đang chảy trong 15 phút hoặc lâu hơn
  • Uống các thuốc OTC (paracetamol hay ibuprofen)
  • Dùng kem kháng sinh cho các bóng nước
Tuy nhiên, tìm đến chăm sóc y tế nếu bỏng ảnh hưởng một vùng rộng, như mặt, tay, mông, bẹn, chân.
Bỏng độ III
Ngoại trừ độ IV, bỏng độ III là nặng nhất. Nó gây ra tổn thương lớn nhất, lan qua từng lớp da. Có một sự hiểu nhầm rằng độ III là đau đớn nhất. Tuy nhiên, loại này lan quá rộng đến nỗi có thể không còn thấy cơn đau nào hết vì đã tổn thương thần kinh.
Tùy vào nguyên nhân, TCCN của bỏng độ III có thể xr là: màu da trắng như sáp; cháy xém (cháy thành than); màu nâu đậm; vết thương đội lên và khô sần, dai hơn; không có bóng nước.
Nếu không phẫu thuật, các vết thương độ III lành với sẹo nhiều và co kéo. Không thể đặt ra mốc thời gian hoàn thành của vết bỏng độ III lành tự nhiên.
Đừng bao giờ nỗ lực để tự chữa một mình một vết bỏng độ III. Gọi 115 ngay. Trong khi bạn đang chờ đ/trị y tế, hãy nâng vết thương cao hơn mức tim. Đừng lột bỏ áo quần, nhưng phải đảm bảo là không có mảnh vải nào dính lại trong vết bỏng.
Các biến chứng
So với bỏng độ I và II, bỏng độ III đem đến nhiều nguy cơ biến chứng nhất: nhiễm trùng, mất máu, shock- mà có shock là hay dẫn đến tử vong. Cùng một lúc, mọi loại bỏng đem đến nguy cơ nhiễm trùng vì VK giờ có thể đi qua lớp da đã bị phá hủy.
Bệnh uốn ván (tetanus) có thể xảy ra ở mọi cấp độ bỏng. Như tình trạng nhiễm khuẩn, tetanus là nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến hệ TK, sau cùng dẫn đến các vấn đề về co cơ. Như một qui tắc thực tiễn được công nhận, mọi thành viên gia đình nên được vắc xin ngừa uốn ván mỗi 10 năm để ngừa bệnh này.
Bỏng nặng có thể đưa đến nguy cơ hạ thân nhiệt và giảm dung tích tuần hoàn. dù cho điều này có vẻ như là một biến chứng không ngờ tới khi bỏng, thật sự tình trạng này có thể xảy ra do mất lượng nhiệt cơ thể quá nhiều từ bỏng.
Để phòng ngừa bị bỏng
Một số ngành nghề có nguy cơ bỏng rất cao, nhưng thực tế hầu hết bỏng xảy ra tại nhà. Nhũ nhi và thiếu nhi dễ bị bỏng nhất. Các biện pháp phòng ngừa:
  • Giữ trẻ xa khỏi nhà bếp khi nấu ăn
  • Xoay tay cầm của ấm nước về phía mặt lưng bếp lò
  • Để bình cứu hỏa trong hoặc gần nhà bếp.
  • Kiểm tra smoke detector 1 lần 1 tháng, thay mỗi 10 năm.
  • Giữ nhiệt độ máy đun nước (để tắm) dưới 48 độ C. Kiểm lại nhiệt độ nước trong bồn trước khi sd.
  • Giữ diêm, quẹt lửa cẩn thận.
  • Kiểm tra và bỏ những dây điện hở.
  • Để hóa chất xa tầm tay TE, và đeo găng khi dùng.
  • Đeo kính mát hàng ngày, tránh nhìn vào ánh mặt trời.
  • Đảm bảo mọi thứ tạo ra khói đã được dập tắt.
  • Rất quan trọng để có kế hoạch chạy thoát hỏa hoạn và thực tập với gia đình mỗi tháng 1 lần. Khi xảy ra hỏa hoạn, phải trườn bò bên dưới đám khói.
Tiên lượng cho bỏng
Khi đ/trị nhanh và hợp lý, tiên lượng tốt cho độ I và II. Các loại này hiếm tạo sẹo nhưng gây ra đổi sắc tố da vùng bỏng. Chìa khóa là để giảm thiểu tổn thương xa hơn và nhiễn trùng. Tổn thương rộng từ độ II và III có thể dẫn đến vấn đề ở các mô sâu dưới da, xương và tạng. BN có thể cần: phẫu thuật, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, chăm sóc hỗ trợ suốt đời.
Rất quan trọng để có đ/trị thể xác đầy đủ cho bỏng, nhưng đừng quên tìm sự giúp đỡ về mặt cảm xúc. Ở Mỹ có nhiều chuyên viên tư vấn và các nhóm hỗ trợ cộng đồng cho việc này. Chưa có hiểu biết và ghi nhận về điều tương tự ở VN.
Tham khảo từ Healthline.com

No comments:

Post a Comment